Mỗi năm Xuân về Tết tới, người Việt khắp nơi trên thế giới nhớ về quê cha đất tổ, không hẹn, cùng nhau làm ồn ào các phi trường quốc tế hai đầu đất nước, về hưởng không khí ấm cúng, sum vầy cùng người thân trên quê hương. Cảm xúc thiêng liêng không thể phôi pha dù tuổi cao, chân chùn, sức cạn.

TS. Hồ Quốc Lực

(vasep.com.vn) Mọi cuộc thi đua, gần tới đích, đa phần nỗ lực tăng tốc để vượt qua đối thủ, nâng cao thành tích. Mọi năm, quý 4 xuất khẩu tôm cá tăng tốc, năm nay, chỉ chạy đều, cũng về đích, sau 365 ngày đầy gian khổ. Kết quả mức độ trung bình, chỉ bằng mức thành quả của hai năm trước. Cộng đồng tôm về đích có nghĩa là còn cầm cự tới ngày cuối của năm! (Dĩ nhiên còn sức lên đường đua năm sau). Về đích nhưng đa phần không thể hiện sự hân hoan, phấn chấn; sự mệt mỏi nhiều hơn.

TS. Hồ Quốc Lực

Vươn lên hàng đầu mỗi ngành kinh tế, sản xuất… trở thành vương, thành hậu do giới truyền thông “phong tặng”.. Danh vị có được một cách dễ dãi, đôi khi ngoài ý định chủ quan của người được gọi với cái tên đầy mỹ miều đó. Nhưng nói gì thì nói, “vương, hậu” cũng có căn cứ, nền tảng chớ không phải vô cớ. Phía sau hào nhoáng đó có ai biết áp lực càng lớn lên suy nghĩ, trách nhiệm của người nổi tiếng!

TS. Hồ Quốc Lực

Ngày 27/11 vừa qua Cục Thủy sản thuộc Bộ NN&PTNT phối hợp Sở NN&PTNT Sóc Trăng tổ chức tại Sóc Trăng Hội thảo tham vấn với chủ đề Xây dựng mô hình nuôi tôm hiệu quả và phòng bệnh trên tôm nuôi.

TS. Hồ Quốc Lực

Thế giới phẳng, việc nhận diện những vấn đề tưởng như phức tạp, sẽ dễ dàng hơn. Thí dụ, mọi chủ thể hoạt động sản xuất không thể hoạt động theo cảm tính, phải theo thị trường và hơn nữa, phải đương đầu các chủ thể cùng lĩnh vực ở các địa phương khác, quốc gia khác. Hiểu theo cách nói của Bộ trưởng Bộ NN&PTNT là chúng ta không mãi chỉ đơn thuần sản xuất nông nghiệp mà là làm kinh tế nông nghiệp. Câu nói đầy triết lý này đang khá phổ biến, lan tỏa bởi tính đúng đắn của nó. Tôi “chiết” ra cách hiểu đơn giản nữa là người nuôi tôm chúng ta muốn tồn tại phải đương đầu, vượt qua người nuôi tôm các nước khác!

TS. Hồ Quốc Lực

Thời buổi này các ngành kinh tế đang đầy khó khăn và bất trắc cứ bất chợt nhảy bổ ra ngáng đường. Trong cái bi quan đó cũng có điểm lạc quan, nêu ra như chút phần tự an ủi, trong rủi sẽ có may, sau cơn mưa trời sẽ sáng. Dù Covid gây bao lao đao; dù chiến tranh khu vực gây lạm phát, suy thoái… vẫn không gây chùn bước cho những toan tính về con tôm ở một số cường quốc tôm, thể hiện qua các kế hoạch tăng trưởng ngành tôm với những con số đầy ấn tượng. Bước sang năm 2024, khi khó khăn chưa có dấu hiệu suy giảm, việc sớm nhận diện toàn cảnh ngành tôm để có sách lược cho từng doanh nghiệp nhằm giảm thiểu rủi ro là chuyện cần thiết. Bài viết này không gì mới mẻ, chỉ mang tính chất tổng hợp tình hình và góc nhìn cá nhân để cùng tham khảo.

TS. Hồ Quốc Lực

Đầu tháng 10 vừa qua, các phương tiện truyền thông đồng loạt thông tin các quốc gia thành viên EU sẽ bắt đầu thực hiện thí điểm Cơ chế điều chỉnh biên giới carbon (CBAM). CBAM là một công cụ chính sách được thiết kế để giải quyết nguy cơ rò rỉ carbon liên quan đến hàng nhập khẩu vào Liên minh châu Âu (EU).

TS. Hồ Quốc Lực

Thông tin công bố vừa qua, Hiệp hội các nhà chế biến tôm Mỹ (ASPA) vừa nộp đơn lên Bộ Thương mại Hoa Kỳ (DOC) khởi kiện chống bán phá giá với tôm từ Ecuador và Indonesia; đồng thời cũng khởi kiện chống trợ cấp (CVD) với tôm từ Ecuador, Indonesia, Ấn Độ và Việt Nam. Với vụ kiện này, 6 cường quốc tôm trên thế giới đều vướng vụ kiện chống bán phá giá tôm ở Hoa Kỳ! Đây là thêm thách thức hay là cơ hội cho tôm Việt trong bối cảnh đang gặp quá nhiều khó khăn khách quan lẫn chủ quan hiện nay? Chúng ta điểm qua diễn biến từ trong quá khứ để rộng đường nhận xét và hành động sắp tới phù hợp hơn.

TS. Hồ Quốc Lực

TS. Hồ Quốc Lực

Vietfish – ngày hội trọng thể hàng năm của ngành thủy sản, có lịch sử trên 20 năm, trở thành một nét chấm phá hết sức sinh động trong tiến trình hoạt động và vươn lên của ngành. Năm nay, Vietfish diễn ra trong hoàn cảnh có chút khác biệt, khi khó khăn lớn đang bao trùm, ở nửa đầu năm, hai sản phẩm chủ lực là tôm và cá tra tiêu thụ giảm sút trên 30% so cùng kỳ năm trước.

TS. Hồ Quốc Lực

Lạm phát suy thoái kinh tế thế giới có tác động rõ nét từ đầu quý 3 năm qua. Cao điểm có cường quốc phải chịu mức lạm phát ngất ngưởng 9%. Hệ quả là sức mua giảm, khiến các ngành xuất khẩu nói chung, ngành tôm nói riêng giảm sút từ đó. Hơn nữa, nó kéo dài tới nay và chưa có dấu hiệu dừng lại, chỉ có dấu hiệu phục hồi nhẹ và chậm mà thôi.

TS. Hồ Quốc Lực

Ngày 21/7/2023, trong Hội thảo về Cải thiện môi trường nuôi tôm ở Bạc Liêu, trong phần trao đổi suy nghĩ, Bộ trưởng Lê Minh Hoan có gửi rất nhiều thông điệp. Tôi ghi lại ở đây về câu chuyện chung tay đóng góp cho liên kết sản xuất chuỗi ngành hàng.

TS. Hồ Quốc Lực

Nhớ 5 – 7 năm trước, nhiều doanh nghiệp (DN) tôm đề ra chỉ tiêu phấn đấu doanh số tiêu thụ 100 triệu USD. Câu lạc bộ 100 (CLB100) là cụm từ hình thành tự phát. Có điều vui, hay là câu lạc bộ này từ lẻ loi có 2 thành viên, nay khá đông rồi, trên chục DN. Ý nghĩa của câu chuyện này là nói lên sự phát triển ngành tôm.

TS. Hồ Quốc Lực

Theo thông tin trên web VASEP, kim ngạch xuất khẩu thủy sản đã phục hồi khá tốt. Trong đó con tôm từ giảm sút 34% so cùng kỳ ở 5 tháng thì ở 6 tháng mức này thu hẹp, chỉ còn 29%.

TS. Hồ Quốc Lực

Thiên nhiên ngày càng vô chừng, như những tháng qua có nơi nắng nóng gay gắt, có nơi bão lũ… Nguyên nhân, người ta hay nói về sự xâm hại môi trường, gây biến động và biến động ngày càng khắc nghiệt hơn. Gần đây nhất, dự báo El Nino (thời tiết nóng lên) lại xuất hiện sẽ tác động không nhỏ tới môi sinh đất nước ta.

TS. Hồ Quốc Lực



  • Trang chủ - Right- BOTTOM
  • Trang chủ - Right - BOTTOM