TS. Hồ Quốc Lực

Chủ tịch Hội đồng quản trị CTCP Thực phẩm Sao Ta.
TS.Hồ Quốc Lực tốt nghiệp cao học và hoàn thành luận án tiến sĩ tại Đại học Kinh tế TP HCM. Ông gia nhập ngành chế biến thủy sản từ năm 1983 và là cựu Chủ tịch VASEP (nhiệm kỳ 2004-2007). Hiện nay, TS.Hồ Quốc Lực là Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty Cổ phần Thực phẩm Sao Ta (FIMEX VN).

Bên lề những cuộc gặp gỡ, những vòng chân mỏi ở hội chợ thủy sản tại Mỹ là những câu chuyện đậm tình người, đầy cảm hứng khởi nghiệp và tấm lòng hướng về quê hương của các doanh nhân Việt kiều. Từ những bữa tiệc thân mật đến các ý tưởng kinh doanh táo bạo, từ gian hàng tôm cá đến những mô hình chợ Việt trên đất Mỹ, tất cả hòa quyện tạo nên một bức tranh sinh động về sự gắn kết giữa cộng đồng doanh nhân Việt với ngành thủy sản nước nhà. “Chuyện bên lề” là những lát cắt tưởng nhỏ mà không hề nhỏ – nơi hiện lên niềm tin, tâm huyết và cả trăn trở với con cá, con tôm quê hương.

Chính phủ ta đã ký nhiều Hiệp định tự do thương mại (FTA) song phương, đa phương. Qua đó các DN có cơ hội tiếp cận thị trường và có lợi thế cạnh tranh so với sản phẩm tương đồng từ các quốc gia chưa có FTA. Nhìn con tôm thấy điểm này rõ nét, khoảng năm 2017 tôm chế biến Thái Lan chiếm lĩnh thị trường EU. Ngay sau đó quốc gia họ mất ưu đãi thuế quan tại đây và năm 2020 nước ta có EVFTA. Từ năm 2017 tôm ta soán dần vị trí tôm Thái và năm năm qua tôm ta đã cơ bản chiếm lĩnh phân khúc tôm chế biến sâu, góp phần để tôm ta chiếm vị trí thứ hai về sản lượng ở đây, sau tôm Ecuador.

Câu chuyện IUU nhiều tập đã kéo dài nhiều năm. Chính phủ tốn bao giải pháp để tháo gỡ, nhưng mỗi năm khắc phục chỉ một phần. Vấn đề là nhận thức, là tài chính hay là do ngành khai thác rẽ qua lối hẹp khá dài nay muốn quay lại đường lớn phải tốn thời gian trở mình? Thiết nghĩ các nguyên nhân đều có phần. Tới nay, qua nhiều nỗ lực các bên, chuyện khá dài sắp tới hồi kết. Chúng ta nên có tự tin, và nếu thiếu tự tin thì cũng nên chia sẻ, có cầu mong điều tốt đẹp này sớm đến!

Có lần, tôi dự hội chợ Brussel. Ở đó, bất ngờ lớn là trong sảnh chuyên về thiết bị, tôi thấy có gian hàng của VINH QUANG chào bán các thiết bị cấp đông của DN này. Trong sự phong phú và phức tạp của hoạt động sản xuất kinh doanh, không có điều gì là không thể.

Đến hẹn lại lên, tôi bay qua Mỹ dự hội chợ thủy sản ở Boston. Ai cũng biết hiện nay thị trường này đầy biến động. Con tôm đang căng mình ứng xử cho hai vụ kiện chống bán phá giá (AD) và chống trợ cấp (CVD), nay thêm âu lo vì khả năng đầu tháng 4 tới thêm thuế nhập khẩu. Ba xôi nhồi một chõ, khiến ai trong cuộc mà không lo lắng. Lo lắng chỉ thụ động, phải hành động!

Bất cứ sự nỗ lực nào, nếu có kết quả như mong đợi đều có niềm vui trong lòng các bên tham gia. Năm nay, trong hoàn cảnh thách thức bên trong lẫn bên ngoài hết sức lớn lao, nhưng ngành thủy sản đã về đích ở tháng cuối, đạt 10 tỷ USD toàn ngành, riêng tôm chiếm 40%. Quả là một tin mừng, niềm phấn khởi cho các bên tham gia trong ngành thủy sản nước nhà.

Con dưới nước và trái trên bờ có gì liên quan? Chỉ là những con số làm liên tưởng, so sánh để có cái nhìn xu thế và cách ứng xử tròn hơn.

Tình hình này, tôm nguyên liệu sẽ còn thiếu hụt đến hết quý 1 năm sau. Trong khoảng thời gian này, các DN chế biến đứng trước thách thức lớn, bởi phải mua tôm nguyên liệu giá cao nhưng giá tôm thành phẩm tiêu thụ phải cạnh tranh gay gắt với tôm giá rẻ hơn từ nhiều nước, dẫn đến giảm sụt hiệu quả sản xuất kinh doanh.

Kinh tế tuyến tính và kinh tế nâu trong suốt nhiều thế kỷ đã để lại hệ lụy quá lớn, sự tồn vong của cả thế giới. Trước bờ vực thẳm, các bên gây hại (cũng là thu lợi nhiều nhất) mới bắt tay nhau “chung lo” cho hành tinh này. Kinh tế tuần hoàn, kinh tế xanh… đã thay thế và dần hiển hiện, nay càng lan tỏa; báo hiệu một giai đoạn mới, phục hồi và bền vững.

Từ giữa tháng 8 giá tôm thương phẩm đã bật dậy sau giấc ngủ thất thường. Thông thường hàng năm, lúc này là cao điểm thu hoạch tôm nuôi, giá không cao. Diễn biến thực tế đầy sôi động lẫn bất ngờ, nhưng cũng đôi khi gây trở tay không kịp cho doanh nghiệp (DN) ít thường xuyên tiếp cận, nắm bắt thông tin tình hình.

Thời gian như bay, mới đó Vietfish diễn ra tới lần thứ 25. Đây là một cái mốc đáng ghi nhận, tôi không thể thờ ơ, và có mặt rất sớm.

Qua bài thứ nhất, Xanh hóa vùng nuôi, bài này xoay quanh việc Xanh hóa cơ sở, doanh nghiệp (DN) chế biến thủy sản. Đây là một mắt xích không thể thiếu và tầm quan trọng của nó cũng thuộc hàng đầu, bởi đây là điểm giao thoa giữa bên hoàn thiện sản phẩm và bên tiêu thụ sản phẩm. Dù các mắt xích trước tốt ra sao, nhưng mắt xích này không tốt thì người tiêu dùng khó cảm nhận được nỗ lực của bên tạo ra sản phẩm, việc tiêu thụ không đạt yêu cầu cao nhất. Cho nên các DN chế biến không thể coi nhẹ chuyện này.

“Xanh hóa” là cụm từ hết sức phổ biến hiện giờ. Bởi xu thế thế giới không thể khác được; bảo vệ môi trường, phát triển bền vững thì trái đất mới tồn tại lâu dài. “Xanh hóa” chắc là một mỹ từ để chỉ gọi nội dung trên.

Tuy biết mọi lĩnh vực trong đời sống lúc nào cũng đầy biến động, chiều hướng tích cực lẫn tiêu cực. Nhưng xu thế là sự biến động ngày càng vô chừng, bất ngờ và theo chiều bất lợi nhiều hơn. Ngành tôm ta năm 2024 trong hoàn cảnh đó.

Cụm từ “Đi ăn dạo…” do các “tiểu thư” nhà ta cảm tác ra, trên nền tảng lấy hình ảnh đầy sinh động những ngày diễn ra hội chợ, nhất là lúc vắng khách hoặc lúc cao điểm giờ cơm. Các “tiểu thư” từ các gian hàng DN nhà ta tạm rời gian hàng đi dạo quanh những khu vực nào có nhiều hàng mẫu mời khách ăn thử! Lợi ích của việc đi dạo là vô số kể, sẵn tôi nêu ra đây, sau khi đã tận mục sở thị mắt thấy tai nghe và tôi chỉ thêm vô chút gia vị cho thêm hấp dẫn!