Quy định của Mỹ

(vasep.com.vn) Các Thượng nghị sĩ Hoa Kỳ Dan Sullivan (R-Alaska) và Sheldon Whitehouse (R-Rho) đưa ra dự luật cấm các tàu đánh cá bất hợp pháp ra khỏi các cảng và vùng biển của Hoa Kỳ.

(vasep.com.vn) Sau khi lệnh cấm của chính quyền Tổng thống Biden có hiệu lực, các công ty thủy sản của Mỹ vẫn nên được quyền nhập khẩu thủy sản của Nga được chế biến tại Trung Quốc - theo thông báo của Hiệp hội Thủy sản Quốc gia Mỹ (NFI).

(vasep.com.vn) Ngày 13/12/2021, hơn 100 nhà khoa học đã ký một lá thư gửi đến Quốc hội thúc giục các nhà lập pháp đảm bảo rằng tất cả các sản phẩm thủy sản nhập khẩu vào Hoa Kỳ đều được đánh bắt bằng các biện pháp hợp pháp. Các nhà khoa học cho rằng, Hoa Kỳ có thể ngăn chặn những hoạt động khai thác bất hợp pháp bằng cách mở rộng Chương trình Giám sát Nhập khẩu Thủy sản (SIMP).

(vasep.com.vn) Dự luật H.R 3075 được đề xuất bởi Hạ nghị sĩ Mỹ Jared Huffman (D-California) về chống đánh bắt bất hợp pháp, không khai báo và không theo quy định (IUU) và lao động nô lệ trong chuỗi cung ứng thuỷ sản đang nhận được nhiều quan tâm.

(vasep.com.vn) Từ ngày 10-16/5/2021, Dự luật Chống Lao động cưỡng bức và Đánh bắt bất hợp pháp đã được đưa ra Hạ viện Mỹ. Nếu được thông qua, các nhà cầm quyền Mỹ sẽ có thêm sức mạnh để chống đánh bắt bất hợp pháp, không khai báo và không theo quy định (IUU), lao động cưỡng bức và vi phạm nhân quyền trong chuỗi cung ứng thuỷ sản.

Tháng 3/2021, Vụ Hợp tác quốc tế - Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đã phối hợp với Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP) biên soạn và phát hành cuốn “Sổ tay hướng dẫn tuân thủ các quy định về chống khai thác IUU và những khuyến nghị cần thiết khi xuất khẩu thủy sản sang Hoa Kỳ”.

(vasep.com.vn) Mỹ đã tiến thêm một bước với tư cách là nhà lãnh đạo quốc tế trong cuộc chiến chống khai thác bất hợp pháp, không khai báo và không theo quy định (IUU), một hoạt động đe doạ an ninh lương thực toàn cầu, gây thiệt hại cho nền kinh tế, đe doạ sự phát triển bền vững của nghề cá và hệ sinh thái biển.

Cục Quản lý Đại dương và Khí quyển quốc gia Hoa Kỳ (NOAA) đã công bố Chương trình Giám sát thuỷ sản nhập khẩu vào Hoa Kỳ (SIMP) ngày 9 tháng 12 năm 2016. Chương trình được thiết lập nhằm theo dõi một số sản phẩm thuỷ sản nhập khẩu vào quốc gia này, yêu cầu báo cáo và lưu giữ báo cáo cần thiết để ngăn chặn khai thác thuỷ sản không báo cáo, không quản lý và bất hợp pháp (IUU), mô tả sản phẩm sai lệch cho các sản phẩm thuỷ sản được đưa vào Hoa Kỳ, do đó, sẽ góp phần vào việc bảo vệ nền kinh tế trong nước, an ninh lương thực toàn cầu và sự chia sẻ nguồn tài nguyên biển bền vững.

(vasep.com.vn) Từ ngày 31/12/2018, tất cả tôm và bào ngư nhập khẩu vào Mỹ phải tuân thủ đầy đủ các yêu cầu của Chương trình Giám sát nhập khẩu thủy hải sản nhập khẩu vào Mỹ (SIMP). Chính sách mới với nhiều thủ tục, quy định đang đặt ra nhiều khó khăn, gây lúng túng cho các doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu tôm của Việt Nam. Chính vì vậy, ngày 01/8/2018, trong khuôn khổ chương trình làm việc của NOAA tại Việt Nam, VASEP đã phối hợp với Tổng cục Thủy sản, Đại sứ quán Mỹ tổ chức “Hội thảo SIMP cho sản phẩm tôm và bào ngư”.

(vasep.com.vn) Tính đến hôm nay, NK tôm chính thức được đưa vào Chương trình Giám sát Thủy sản NK Mỹ (SIMP) theo quy tắc cuối cùng được Cục Đăng kiểm Liên Bang thuộc Cơ quan Quản lý Đại dương và Khí quyển Quốc gia Mỹ (NOAA) công bố vào ngày 24/4/2018 (https://www.gpo.gov/fdsys/pkg/FR-2018-04-24/pdf/2018-08553.pdf)

(vasep.com.vn) NOAA Fisheries phân loại thế nào đối với nghề cá nếu một quốc gia thu hoạch không cung cấp thông tin về mức độ đánh bắt không mong muốn trong nghề cá đó?

(vasep.com.vn) NOAA Fisheries thông báo bắt đầu từ ngày 7/4/2018, tất cả các hồ sơ nộp cho các sản phẩm thủy sản thuộc Chương trình Giám sát Nhập khẩu Thủy sản phải tuân thủ các yêu cầu nộp đơn điện tử để có thể tiếp tục nhận được thông báo. Chương trình Giám sát Nhập khẩu Thủy sản - còn được gọi là SIMP - yêu cầu khai báo và lưu giữ hồ sơ đối với hàng thủy sản NK nhằm ngăn chặn các sản phẩm đánh bắt bất hợp pháp, không được báo cáo và không được kiểm soát hoặc giả mạo xâm nhập thị trường Mỹ.

Chương trình Giám sát NK Thủy sản (SIMP) đưa ra các yêu cầu về cấp phép, khai báo dữ liệu và lưu giữ hồ sơ đối với việc NK một số sản phẩm cá và hải sản ưu tiên được xác định là có nhiều khả năng bị đánh bắt IUU và/hoặc gian lận hải sản.

Ngày 9/12/2016, Hoa Kỳ đã ban hành quy định cuối cùng của Chương trình giám sát thủy sản NK (SIMP). Mục đích của Chương trình này nhằm giúp Hoa Kỳ truy xuất nguồn gốc sản phẩm thủy sản, ngăn chặn các sản phẩm thủy sản khai thác bất hợp pháp (IUU fishing) xâm nhập vào hệ thống thương mại của Hoa Kỳ.

Trong khuôn khổ chương trình làm việc của Cục Quản lý Đại dương và Khí quyển Quốc gia Hoa Kỳ (NOAA) tại Việt Nam với Tổng cục Thủy sản, một số cơ quan QLNN và cộng đồng doanh nghiệp thủy sản Việt Nam từ ngày 9-13/10/2017, NOAA phối hợp cùng VASEP tổ chức Hội thảo về Chương trình Giám sát Thuỷ sản Nhập khẩu vào Hoa Kỳ (SIMP) nhằm trao đổi các vấn đề liên quan đến SIMP và chương trình ngăn chặn các hoạt động đánh bắt bất hợp pháp, không có báo cáo và không theo quy định (IUU) của Hoa Kỳ.