TS. Hồ Quốc Lực

Chủ tịch Hội đồng quản trị CTCP Thực phẩm Sao Ta.
TS.Hồ Quốc Lực tốt nghiệp cao học và hoàn thành luận án tiến sĩ tại Đại học Kinh tế TP HCM. Ông gia nhập ngành chế biến thủy sản từ năm 1983 và là cựu Chủ tịch VASEP (nhiệm kỳ 2004-2007). Hiện nay, TS.Hồ Quốc Lực là Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty Cổ phần Thực phẩm Sao Ta (FIMEX VN).

(vasep.com.vn) “Việt Nam ta đang rất thiếu vaccine... Cả Chủ tịch nước và Thủ tướng Chính phủ đều yêu cầu rút ngắn các thủ tục hành chính để sớm phê duyệt vaccine trong nước trên cơ sở tuân thủ khoa học. Không chủ động được vaccine trong nước thì toàn dân sẽ bị cột chặt vào các Tập đoàn dược phẩm nước ngoài”. Trên là một đoạn cảm xúc của lão nông Hoàng Hải Vân trên facebook và tối 18/9 đọc tin được biết vaccine nội - Nanocovax đã được Hội đồng Đạo đức đánh giá đã có thể đáp ứng tiến trình để trình lên trên cấp phép sản xuất, tôi chợt thấy có một niềm vui lan tỏa khá mạnh mẽ. Niềm vui mừng quá lớn lao, nút thắt cổ chai trên lộ trình tiến tới bình thường mới cả nước đã có sự khơi thông đáng kể.

(vasep.com.vn) Một lão nông khá thân, nuôi tôm lâu năm, điện tôi. Câu đầu tiên tự dưng anh ta chửi đổng. Chắc cho bớt bực tức, xong anh ta rề rà: “Tao nghe nói tụi chế biến chơi sang, thậm chí mướn khách sạn 5 sao cho công nhân nghỉ đêm để tham gia chế biến. Nếu nghỉ ở nhà trọ, khách sạn tầm trung thì đâu có gì, nhưng dám mướn cả khách sạn 5 sao, tao nghĩ tụi chế biến “chịu chơi” chia sẻ khó khăn cùng bọn nuôi tôm tụi tao!”

(vasep.com.vn) Từ khi tỉnh tôi có ca dương tính đầu tiên nhằm đầu tháng 7 đến nay, gần như tôi không bỏ qua mục tin tức trên TV đài Sóc Trăng và liền sau đó là tin trên VTV1. Khái quát, tin đài tỉnh nhà, lặp đi lặp lại nhiều lần là công tác kiểm tra các chốt phòng chống dịch trong tỉnh và các thông báo triển khai phòng chống dịch tình hình mới. Lặp lại về hình thức nhưng nội dung hoàn toàn mới. Qua đó, tôi có suy nghĩ, tỉnh coi trọng hàng đầu chất lượng các chốt chặn, coi đó là một giải pháp căn cơ ngăn dịch từ xa và hạn chế lây lan. Các lãnh đạo cao nhất Tỉnh ủy, HĐND, Ủy ban, Ban chỉ đạo dù bận bao việc cũng xuất hiện hàng tuần ít ra một lần, đa phần nhằm ngày nghỉ. Lãnh đạo tương ứng các huyện thị còn nhiều hơn. Các chốt chắc có chút vui vẻ hơn vì được “thăm” là có kèm quà tặng; nhưng tôi biết đi liền đó tinh thần các chốt cũng cao hơn, thực thi trách nhiệm nghiêm túc hơn. Như đã nói, qua đó, tôi cũng cảm nhận tinh thần quyết tâm, quyết liệt chống dịch của cả hệ thống chính trị tỉnh nhà.

(vasep.com.vn) Ngày Chủ nhật (5/9/2021), cơ bản cả nước khai trường năm học mới theo hoàn cảnh từng địa phương. Sóc Trăng cẩn thận tính toán trong vài ngày tới dịch giảm nhiều thì sẽ khai giảng sau và giới hạn học sinh tham dự. Ngày 7/9 tỉnh đổi ý, thông báo không làm lễ khai giảng như dự tính, hôm tựu trường nhập học sẽ có nghi thức đơn giản khai giảng. Việc tổ chức 2 trong 1 làm giảm thủ tục, đáp ứng xu thế cải cảnh từ trên.

(vasep.com.vn) Năm 2021 này, Covid-19 đã gây ra biết bao thiệt hại. Như thông tin trong 8 tháng đầu năm có trên 85 ngàn doanh nghiệp (DN) phải ngậm ngùi rút khỏi thị trường. Không ít ngành kinh tế khốn đốn như vận chuyển, du lịch, lưu trú… Ngành tôm, nhìn gần đây thôi, công suất chế biến thu hẹp một nửa vì giãn cách gây thiếu lao động, người nuôi tôm khóc ròng vì giá bán tôm nuôi giảm quá nhiều. Không riêng con tôm, bao nông phẩm cùng chung hoàn cảnh nghiệt ngã này.

(vasep.com.vn) Tỉnh tôi, Sóc Trăng, vận dụng Chỉ thị số 16/CT-TTg (CT16) của Thủ tướng Chính phủ là đưa ra hệ thống giải pháp phòng chống dịch gồm nhiều nội dung như đã nêu ở bài trước. Sóc Trăng coi đây là sách lược lâu dài, bởi dự kiến dịch bệnh chưa thể sớm kết thúc. Tỉnh chia các xã phường thành 4 màu theo cấp độ… mắc dịch. Mỗi màu có bộ quy định cách xử lý các vấn đề phát sinh. Tuỳ tình hình diễn biến của dịch, tỉnh điều chỉnh màu các vùng và công bố để thực hiện. Có thể tốt hơn và ngược lại. Khi có màu mới, lãnh đạo địa phương đó căn cứ bộ quy định mà thực thi, khỏi phải tốn công xin ý kiến hướng dẫn, chỉ đạo…

(vasep.com.vn) Nghe tin phong phanh đồng bằng sắp thực hiện Chỉ thị số 16/CT-TTg (CT16) của Chính phủ hai tuần, tôi vội đi hớt tóc, còn nói tay thợ là hớt cho cao hơn bình thường. Tôi dự phòng chuyện CT16 kéo dài. Liệu tính không sai, tính ra tôi đã hạn chế ra đường hơn tháng. Việc kéo dài thời gian phong toả nhằm giữ vững thành quả phòng chống dịch trước đó. Tóc tôi dài ra hơn bình thường chưa thể trở lại “bình thường” vì thợ cắt tóc chưa được phép hành nghề!

(vasep.com.vn) Ngày 15/8/2021, Thủ tướng Chính phủ họp với các Bộ ngành và lãnh đạo 19 tỉnh Đông và Tây Nam bộ về hướng phòng chống dịch thời gian tới. Ngay sau đó, lãnh đạo các địa phương đã công bố bước đi mới của địa phương mình nhằm mục tiêu chung là giữ vững thành quả, đẩy lùi và dập dịch.

(vasep.com.vn) Trong bối cảnh covid-19 bùng phát, nhiều tỉnh thành phải căng mình phòng chống dịch. Một trong những giải pháp cứng rắn nhằm hạn chế người ra đường, hạn chế lây lan dịch bệnh, là khuyến khích các doanh nghiệp (DN) hoạt động theo phương châm “3 tại chỗ”. Cụ thể là sản xuất (nuôi trồng), ăn uống, ngủ nghỉ đều tại chỗ (3TC). Thời gian thực hiện 3TC theo tình hình kiểm soát dịch bệnh. Góc độ này, 3TC diễn ra trong vòng một tháng, thậm chí có thể là nửa tháng nếu dịch bệnh của địa phương đã được kiểm soát tốt.

(vasep.com.vn) Có bạn phàn nàn là dạo này sao nhiều quy trình nuôi tôm quá! Ai nói cũng khoe quy trình nuôi của mình là hiệu quả, là tối ưu. Nào quy trình 2/3/4, quy trình nuôi nhiều giai đoạn, quy trình thu tỉa, quy trình nuôi công nghệ vi sinh, quy trình công nghệ cao, thậm chí quy trình ứng dụng nhiều thành tựu về AI để kiểm soát ao nuôi sao giảm thiểu tối đa rủi ro... Cũng chưa nghe cơ quan chức năng tổng kết quy trình nào là trội thật sự để học hỏi. Chỉ nghe báo đài nêu ra, quảng bá chung chung. Vậy liệu có chủ nuôi nào nói cường điệu hay không? Tôi cũng không nghe ai phản bác, cũng không ai vỗ tay tán thưởng, tán thành...

(vasep.com.vn) Bây giờ tràn đầy trên các phương tiện truyền thông là hình ảnh các hoàn cảnh ngặt nghèo diện rộng. Nông dân khóc ròng với giá phân bón, người chăn nuôi đuối sức với nhiều lần tăng giá thức ăn. Một nắng hai sương để có quả lành trái ngọt lại gặp cảnh dội chợ, nông dân lại trĩu lòng lo cho số nợ đã vướng mang. Kìa hành tím, thanh long, khoai tím, xoài, mít và sắp tới còn thêm sản phẩm nào nữa gia nhập câu lạc bộ đau tim này! Lãnh đạo ngành nông nghiệp đang đau đầu vạch ra chiến lược hoạt động tới đây để hạn chế tối đa những hình ảnh đau buồn này tái diễn.

(vasep.com.vn) Con virus corona bé tí xíu làm nên đại dịch COVID-19 đang gây bao thiệt hại khắp toàn cầu non hai năm qua. Đau buồn là gần bốn triệu sinh mạng đã bị nó cướp mất bên cạnh thiệt hại về vật chất không sao đếm xuể. Tưởng tạm yên, nay thêm biến thể mới tên Delta gây thêm bao phức tạp, bởi nó đã nhanh chóng lây lan cho trên 80 quốc gia.

(vasep.com.vn) Suốt năm 2020, việc ngành thuế quả quyết cho rằng hàng thủy sản “chế biến” là “sơ chế” để áp thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) 20% đã gây vướng mắc cho các DN hội viên VASEP. Chỉ bởi cơ quan thuế thực thi theo Thông tư 26/2015/TT-BTC ngày 27/2/2015 và Thông tư 96/2015/TT-BTC ngày 22/6/2015 mà đa số mặt hàng thủy sản chế biến XK bị áp sang là hàng “sơ chế” và không được hưởng ưu đãi thuế suất thuế TNDN. Đây là điều gây nhiều bức xúc cho cộng đồng DN.

Chuyện này tuy phổ biến, nhưng cụ thể ở từng hoàn cảnh riêng không như nhau. Đôi lúc niềm vui chỗ này là nỗi buồn chỗ khác, đôi lúc sự cố tương đồng xảy ra, nhưng cảm xúc khác nhau. Như địa phương có bệnh nhân khá nhiều, có thêm chục ca bệnh lại tác động trong suy nghĩ không bằng một địa phương bất chợt có ca nhiễm đầu tiên, cảm xúc như là một chấn động!

(vasep.com.vn) Dự thảo chiến lược phát triển thuỷ sản đến năm 2030 tầm nhìn 2045 chú trọng lĩnh vực nuôi, gồm tôm, cá tra, cá biển... Do vậy, kỳ vọng trong thập niên này, thuỷ sản Việt Nam sẽ có tốc độ phát triển tốt hơn. Năm qua, dù dịch Covid ảnh hưởng khá trầm trọng đến chuỗi cung ứng thủy sản toàn cầu, nhưng chế biến xuất khẩu tôm Việt vẫn khởi sắc. Từ năm 2020 tới đầu năm 2021 một loạt các nhà máy chế biến tôm mới được khánh thành, báo hiệu một giai đoạn mới lạc quan cho ngành tôm Việt.