Hoạt động ngành tôm năm 2021 đã khép lại với nhiều cảm xúc vui buồn lẫn lộn. Nhưng cái hậu đáp ứng được kỳ vọng của chúng ta. Ngành có tăng trưởng về sản lượng, kim ngạch xuất khẩu, dù khiêm tốn chỉ một con số.

TS. Hồ Quốc Lực

Con trâu sắp được nghỉ ngơi, an dưỡng sức khỏe cho chu kỳ gánh vác tới. Con cọp được ra trận. Trong các con giáp, cọp là mạnh mẽ hàng đầu. Các năm cọp “trấn giữ” đã qua, ngành thủy sản đều có bức tốc đáng kể. Như con cọp 1998, ngành tôm đã “tranh thủ” được làn sóng khách hàng Nhật Bản bỏ Indonesia loạn lạc tìm nơi mua bán ổn định hơn. Con cọp 2010, ngành tôm vươn mình, rũ bỏ khó khăn từ khủng hoảng kinh tế thế giới trước đó.

TS. Hồ Quốc Lực

(vasep.com.vn) COVID-19 đã trở thành nỗi ám ảnh quá lớn lao vì tác hại nó đã gây ra cho thế giới. Tuy nhiên, bây giờ thế giới sống chung với nó, góc độ nào đó cho thấy chúng ta không còn sợ nó. Nhưng dù nó ra sao, chúng ta cũng không sao nhãng, mà biết cách ứng phó linh hoạt, chu toàn cuộc sống của mình trong hoàn cảnh đầy biến động và không ít bất ngờ, rủi ro này. Ngành tôm đã trong tâm thế đó.

TS. Hồ Quốc Lực

Văn phòng VASEP vừa phát hành quyển BÁO CÁO NGÀNH TÔM 2016-2021 VÀ DỰ BÁO ĐẾN NĂM 2025, dầy trên 90 trang. Tôi đọc nhiều lần, cảm nhận đây là một quyển tư liệu được biên tập khá công phu, với rất nhiều thông tin thiết thực lẫn những nhận định triển vọng khá phù hợp, nên tôi cảm thấy cần thiết góp thêm chút sức quảng bá BÁO CÁO này để các bạn đang tham gia chuỗi giá trị con tôm thêm chút hành trang cần thiết cho bước đường thiên lý không ít gian nan của mình.

TS. Hồ Quốc Lực

Những diễn biến đầy bất ngờ ở 6 tháng cuối năm 2021 khiến các doanh nghiệp (DN) phải có sự điều chỉnh kịp thời nhằm giảm thiểu rủi ro và củng cố hoạt động. Tất cả nhằm vượt qua chặng đường lắm chông gai, giữ sự tồn tại và DN nào may mắn có cơ hội vẫn giữ được nhịp độ hoạt động và có thể về đích kịp thời, trước khi kết thúc năm.

TS. Hồ Quốc Lực

Diễn biến dịch bệnh COVID-19 các tỉnh miền Tây theo xu thế không tốt từ giữa tháng 10 đến nay. Qua hai tháng, ca nhiễm hàng ngày đã tăng đáng kể. Cao hơn cả lúc cao điểm dịch giai đoạn giữa tháng 7 đến giữa tháng 9. Các doanh nghiệp (DN) có chút lúng túng ban đầu khi ca nhiễm trong đơn vị phát sinh nhưng riết rồi quen với hoàn cảnh mới, cách xử lý ca nhiễm cũng không còn cảm thấy khó khăn. Nhưng diễn biến liên tục, nhất là ca nhiễm tăng ngày càng nhiều, khiến nhiều toan tính bị đảo lộn.

TS. Hồ Quốc Lực

Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) rộng trên 40 ngàn km2, là đồng bằng lớn nhất nước, là một vùng đất thấp và bằng phẳng, cao độ trung bình phổ biến từ 1m đến 2m so với mực nước biển, được bồi tụ bởi phù sa của sông Mekong. ĐBSCL cung cấp 55% sản lượng lúa gạo, hơn 60% lượng thủy sản chủ yếu là tôm và cá tra và hơn 70% lượng trái cây cho cả nước. ĐBSCL có 13 tỉnh thành, có dân số trên 18 triệu người. Tốc độ tăng trưởng kinh tế của ĐBSCL có nhỉnh hơn tốc độ trung bình cả nước nhưng thu nhập đầu người lại thấp hơn.

TS. Hồ Quốc Lực

Giữa năm 2021, khi Ấn Độ và Indonesia vất vả với dịch bệnh bùng phát, ngành tôm nước ta nhận thấy có cơ hội vượt lên chiếm lĩnh thêm thị phần tôm thế giới. Nhưng ở gần cuối năm, diễn biến ngược lại. Từ tháng 7/2021, dịch bùng phát lần thứ 4, tập trung ở phía Nam và từ tháng 10/2021, miền Tây, trọng điểm tôm Việt, rơi vào hoàn cảnh đầy khó khăn khi ca nhiễm tăng liên tục. Trong khi đó, hai cường quốc về tôm nêu trên đang vượt lên khỏi dịch bệnh và đang tiến tới kiểm soát tốt các chuỗi sản xuất, cung ứng của nền kinh tế nói chung, trong đó có ngành tôm.

TS. Hồ Quốc Lực

(vasep.com.vn) Hàng năm, vào thời điểm này, gió đã chuyển hướng, cái lạnh đang về, nội ô tỉnh lỵ Sóc Trăng sẽ rất tưng bừng náo nhiệt với các pano, băng rôn đầy đường, cổ vũ cho lễ hội Óc om bóc diễn ra kéo dài một tuần trước rằm tháng 10 âm lịch. Đây là một tập tục của người Khmer, là lễ tạ ơn trời đất cho thời tiết ôn hòa, mùa màng thuận lợi và tiễn đưa nước, báo hiệu kết thúc mùa mưa. Đỉnh điểm của tuần lễ hội là cuộc thi đua ghe ngo diễn ra trong hai ngày 14 và 15 âm lịch.

TS. Hồ Quốc Lực

(vasep.com.vn) Từ nửa tháng nay các tỉnh miền Tây liên tục có tin nóng, có nhiều ca nhiễm và các ổ dịch mới. Đa phần nguồn gốc lây lan từ người lao động vùng dịch trở về từ đầu tháng 10 vừa qua. Mức căng thẳng mới này khiến có địa phương phải khuyến cáo người dân hạn chế ra ngoài vào ban đêm nhằm hạn chế lây lan. Các địa phương trong tình cảnh trên như: Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau, An Giang… có ca nhiễm tăng nhiều hơn các địa phương còn lại. Tin mới nhất là Cần Thơ, Sóc Trăng đã nâng lên cấp độ dịch 2. Bạc Liêu căng thẳng hơn nâng từ cấp 2 lên cấp 4. Cà Mau đang triển khai nội dung này. Diễn tiến này cho thấy nguy cơ bùng phát dịch đâu là chuyện nhỏ.

TS. Hồ Quốc Lực

(vasep.com.vn) Sau khi Nghị quyết số 128/NQ-CP (NQ 128) có hiệu lực (từ ngày 11/10/2021), tình hình phòng chống dịch cả nước bước qua một giai đoạn mới. Đó là thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19. Sự nhìn nhận và cách ứng xử về dịch bệnh có khác biệt so trước đây, không còn tập trung cho zero covid.

TS. Hồ Quốc Lực

(vasep.com.vn) Từ giữa tháng 7 đến nay, ngày qua ngày trong bao lo toan đối với cộng đồng doanh nghiệp ở các tỉnh đồng bằng phía Nam. Hai tháng rưỡi trôi qua, khúc phim bi hài khó phai trong ký ức… Mưa bão hoài riết cũng hết nước, đêm đen có tối đến đâu cũng có lúc tan mây. Ngày 9/10 Thủ tướng công bố cơ bản cả nước đã kiểm soát được dịch bệnh. Ngày 11/10 Chính phủ có Nghị quyết 128 với nội dung” Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch bệnh Covid-119”, trong đó có quy định 4 màu theo cấp độ dịch. Ở mọi cấp độ các doanh nghiệp đều có thể hoạt động theo khuôn khổ quy định. Như vậy, giờ đây các DN không đang liên quan các ca dịch, được phép mở cửa hoạt động và sắp xếp phục hồi theo khả năng. Tất cả DN đang ở vạch xuất phát mới với nhiều tâm thế. Người mới khởi động, người đã khởi động nửa quy mô và có cả người đã sắp trở lại bình thường, do may mắn ở trong địa phương phòng chống dịch tốt.

TS. Hồ Quốc Lực

(vasep.com.vn) Đạo là con đường, đức là tính tốt hoặc những công trạng tạo nên. Đạo đức là hệ thống quy tắc, tiêu chuẩn, chuẩn mực xã hội mà nhờ đó con người tự nguyện điều chỉnh hành vi của mình cho phù hợp với lợi ích của cộng đồng, xã hội. Khái niệm rộng hơn: Đạo đức là hình thái ý thức xã hội, nhờ đó con người tự giác điều chỉnh hành vi cho phù hợp với lợi ích, hạnh phúc và làm giàu tính người trong các quan hệ xã hội, kể cả trong các quan hệ chính trị, tư tưởng.

TS. Hồ Quốc Lực

(vasep.com.vn) Tại buổi làm việc của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ với VCCI và gặp gỡ trực tuyến đại diện giới doanh nhân Việt Nam trước ngày Doanh nhân Việt Nam (13/10), ông Lê Văn Quang - Chủ tịch Tập Đoàn Thủy Hải sản Minh Phú đã có bài phát biểu tâm huyết và đưa ra kiến nghị về việc quy hoạch sáu tiểu khu tại Đồng bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL) nhằm phát huy lợi thế và đẩy mạnh phát triển ngành thủy sản tại khu vực. Ban Biên tập VASEP Portal xin đăng lại nguyên văn bài phát biểu của ông Lê Văn Quang như sau.

Ông Lê Văn Quang

(vasep.com.vn) Mấy năm trước tôi có bài viết chuyện này. Tuy nhiên, dưới đây là suy nghĩ cho những chuyện cụ thể xảy ra gần nhất, mang tính cập nhật và chút tính… thời sự. Với khả năng có hạn, tôi gói gọn chuyện này xoay quanh con tôm và chút xíu liên quan con cá tra.

TS. Hồ Quốc Lực



  • Trang chủ - Right- BOTTOM
  • Trang chủ - Right - BOTTOM