Thông tin từ VASEP cho thấy 5 tháng đầu năm ngành tôm có mức tăng trưởng rất khích lệ. Tôm thương phẩm tăng trên 10% và kim ngạch xuất khẩu tăng trên 40% so cùng kỳ năm 2021.

TS. Hồ Quốc Lực

Ngày chủ nhật, 26/6/2022 Nhatrang Seafood (F17) đã làm lễ khánh thành nhà máy chế biến tôm cao cấp của mình, đặt tại Hộ Phòng, Bạc Liêu. Lĩnh vực chế biến thêm một thành viên mới đầy đẳng cấp.

TS. Hồ Quốc Lực

Bộ trưởng Lê Minh Hoan có phát biểu ngành nông nghiệp nước ta còn nặng ba lời nguyền là manh mún, nhỏ lẻ và tự phát. Điều đó đang xảy ra không chỉ trong lĩnh vực trồng trọt, mà nuôi tôm đang cùng hoàn cảnh tương tự.

TS. Hồ Quốc Lực

Có người cho rằng thương trường như chiến trường. Cách ví von đầy hình tượng này khiến tôi thấy hay và sẵn tiện mượn luôn hình ảnh này để câu “view”. Chớ thực tôi muốn nói cục diện thương trường, cụ thể là thương trường tôm.

TS. Hồ Quốc Lực

Nhân viên báo tin tôi là cơ sở cung ứng tôm giống (post) vừa tăng mức khuyến mãi rất cao. Tin này tốt cho bên tiêu thụ, là tin quá tốt cho trại nuôi tôm chúng tôi. Thương trường lại dạy tôi trước một sự kiện khá lớn liên quan đến hoạt động của mình nên đặt ra dấu hỏi. Lần này cũng vậy thôi.

TS. Hồ Quốc Lực

Đến hẹn lại lên, ngành tôm có chu kỳ hàng năm, phổ biến tăng tốc hoạt động từ đầu quý 2, khi nguồn tôm thương phẩm thả nuôi sớm vào kỳ thu hoạch.

TS. Hồ Quốc Lực

Đầu tháng 2 vừa qua, qua thông tin cho thấy hạn ngạch khai thác cá minh thái năm 2022 giảm hàng trăm ngàn tấn. Đồng thời thịt cá này đang có xu hướng chuyển qua làm chả, khiến thị trường cá thịt trắng phi lê rộng mở hơn cho cá tra Việt.

TS. Hồ Quốc Lực

Hàng hóa trên toàn cầu được tiêu thụ theo giá do mối quan hệ cung cầu hình thành. Cung hiếm chắc chắn giá tăng và ngược lại. Tuy nhiên, mối quan hệ còn xét thêm yếu tố chi phối là mối quan hệ phạm vi nhỏ hơn. Thí dụ trong một nước, hay trong một địa phương. Thí dụ, địa phương này hiếm thì giá tăng nhưng gần đó có thể có nhiều sản phẩm như vậy, giá bên đó sẽ mềm hơn. Có câu đắt đồng ế chợ từ đó.

TS. Hồ Quốc Lực

Tiến trình chuyển đổi số nước ta trên các lĩnh vực đang diễn ra mạnh mẽ hơn bao giờ hết, nhất là khi có thêm áp lực từ dịch bệnh covid-19. Lĩnh vực nông nghiệp có phần trầm lắng hơn do các công nghệ số trong lĩnh vực này hình thành có chút khó khăn hơn và do hiệu quả không cao vì sự ứng dụng sẽ chậm chạp hơn, tất cả do đặc tính của ngành.

TS. Hồ Quốc Lực

Các doanh nghiệp làm hàng xuất khẩu, nhất là hàng đông lạnh, hơn năm qua lao đao vì giá cước thuê container rỗng cứ lên giá, tới mức độ có người ca thán là vô tội vạ! Ban đầu các tuyến xa như đi Bắc Mỹ, EU tăng nhanh. Giữa năm 2021 tình hình “làm ăn khấm khá” này lan qua các tuyến gần hơn như Australia, Nhật Bản, Hàn Quốc; khiến biết bao doanh nghiệp nhà chỉ còn biết than trời khấn đất vì không ai có thể cứu vãn tình hình khó khăn, phức tạp này.

TS. Hồ Quốc Lực

Hôm nay, một ngày có số đẹp, 22/02/2022, tính ra thêm 200 năm nữa mới có số đẹp tương tự 22/2/2222! Ngày có số đẹp nhưng có phải ngày đẹp còn tùy hoàn cảnh, tình hình.

TS. Hồ Quốc Lực

Mấy ngày Tết, lúc rảnh rỗi tôi tìm đọc tin thế giới về thủy sản. Chủ ý tìm con tôm, bởi là lĩnh vực tôi đang quan tâm. Nhưng tin con cá xuất hiện nhiều hơn, nhất là cá minh thái (pollock). Nhân thấy bản tin này ít nhiều có liên quan với ngành thủy sản nhà, nhất là tuần qua giá cá tra trong nước đầy biến động, tôi ghi lại những gì đã diễn ra nhằm thêm thông tin, cái nhìn cho các đồng nghiệp.

TS. Hồ Quốc Lực

Phúc lợi động vật là một khái niệm bao quát được định nghĩa là trạng thái tốt về thể chất, tinh thần cũng như sự biểu hiện lành mạnh về tập tính tự nhiên của con vật. Từ năm 1979 Hội đồng Phúc lợi động vật tại Anh đã đề xuất “5 quyền tự do cơ bản của động vật” bao gồm không bị đói khát; không bị khó chịu; không bị đau đớn, tổn thương và bệnh tật; không bị hạn chế các tập tính tự nhiên và không bị sợ hãi và khổ sở. Tại Việt Nam, Luật Chăn nuôi 32/2018/QH14 với các quy định về việc phải đối xử nhân đạo với vật nuôi, chính thức có hiệu lực ngày 1/1/2020. Thông tin quý báu trên tôi đọc trên báo Nông nghiệp Việt Nam số 249 phát hành ngày 15/12/2021.

TS. Hồ Quốc Lực

Hoạt động ngành tôm năm 2021 đã khép lại với nhiều cảm xúc vui buồn lẫn lộn. Nhưng cái hậu đáp ứng được kỳ vọng của chúng ta. Ngành có tăng trưởng về sản lượng, kim ngạch xuất khẩu, dù khiêm tốn chỉ một con số.

TS. Hồ Quốc Lực

Con trâu sắp được nghỉ ngơi, an dưỡng sức khỏe cho chu kỳ gánh vác tới. Con cọp được ra trận. Trong các con giáp, cọp là mạnh mẽ hàng đầu. Các năm cọp “trấn giữ” đã qua, ngành thủy sản đều có bức tốc đáng kể. Như con cọp 1998, ngành tôm đã “tranh thủ” được làn sóng khách hàng Nhật Bản bỏ Indonesia loạn lạc tìm nơi mua bán ổn định hơn. Con cọp 2010, ngành tôm vươn mình, rũ bỏ khó khăn từ khủng hoảng kinh tế thế giới trước đó.

TS. Hồ Quốc Lực



  • Trang chủ - Right- BOTTOM
  • Trang chủ - Right - BOTTOM