Tổng hợp tin thủy sản, tuần từ ngày 10-15/1/2022

Các địa phương đứng đầu cả nước về kim ngạch xuất khẩu thủy sản năm 2021; Doanh số bán lẻ thủy sản đông lạnh tươi sống của Mỹ lập kỷ lục năm 2021; Dự đoán giá thủy sản Trung Quốc sẽ vẫn ở mức cao; Xuất khẩu mực, bạch tuộc năm 2021 tăng 7%; Trung Quốc: Cảng Thanh Đảo và Đại Liên mở cửa trở lại cho tàu Nga cập cảng cá minh thái; Dự đoán giá thủy sản Trung Quốc sẽ vẫn ở mức cao...

 

Tổng hợp tin thủy sản tuần từ 101512022

Các địa phương đứng đầu cả nước về kim ngạch xuất khẩu thủy sản năm 2021. Tỉnh Cà Mau dẫn đầu cả nước về kim ngạch XK thủy sản, với trên 1 tỷ USD, chiếm hơn 11% XK thủy sản của cả nước. Tiếp theo sau là tỉnh Sóc Trăng với 986 triệu USD, chiếm gần 11%. Đứng thứ 3 với kim ngạch 922 triệu USD, Tp. Hồ Chí Minh chiếm 10% XK thủy sản của cả nước.

Doanh số bán lẻ thủy sản đông lạnh tươi sống của Mỹ lập kỷ lục năm 2021.  Doanh thu hải sản tươi sống tăng 4% so với năm 2020 và 30,8% so với năm 2019, đạt 7,1 tỷ USD (6,3 tỷ EUR). Doanh thu thủy sản đông lạnh tăng 2,8% so với năm 2020 và 40,8% so với năm 2019, đạt 7,2 tỷ USD (6,4 tỷ EUR).

Hàng chục nhà hàng hải sản mới mở ở Mỹ bất chấp làn sóng COVID mới. Hiệp hội Nhà hàng Quốc gia Hoa Kỳ (NRA) xác nhận,  đã có không dưới một chục nhà hàng hải sản mới đang mở trên khắp nước Mỹ, ở ít nhất 10 tiểu bang, bất chấp nhiều thách thức mà dịch vụ ăn uống phải đối mặt.

Trung Quốc: Cảng Thanh Đảo và Đại Liên mở cửa trở lại cho tàu Nga cập cảng cá minh thái. Cảng Thanh Đảo của Trung Quốc đã chính thức mở cửa trở lại cho các tàu chở hàng của Nga vào ngày 11 tháng 1, sau khi cảng Đại Liên mở cửa trở lại vào ngày 10/1. Việc mở cửa trở lại chấm dứt lệnh cấm các tàu vận tải hành khách dỡ hàng tại cả hai cảng làm ảnh hưởng nghiêm trọng việc buôn bán cá minh thái.

Cảng Đông Hưng của Trung Quốc mở cửa trở lại vào ngày 10/1. Thành phố Đông Hưng của Trung Quốc, một cảng nội địa trên biên giới Việt Nam, mở cửa trở lại để thông quan trong tuần này sau khi tất cả các ca COVID được xác nhận không còn nữa.

Dự đoán giá thủy sản Trung Quốc sẽ vẫn ở mức cao. Một loạt các yếu tố bao gồm - nguồn cung nhập khẩu thắt chặt hơn, các quy định môi trường chặt chẽ hơn kết hợp với sự thay đổi trong lựa chọn của người tiêu dùng đã gây áp lực tăng lên giá thủy sản Trung Quốc. Trung Quốc tiếp tục mạnh tay kiểm tra các sản phẩm thủy sản nhập khẩu để tìm coronavirus. Các quan chức y tế liên hệ đợt bùng phát COVID tháng 11 gần đây nhất ở Đại Liên với việc xử lý thủy sản nhập khẩu không đúng cách, do đó, không chắc những biện pháp đó sẽ sớm giảm bớt. Điều đó có nghĩa là nguồn cung bị thắt chặt hơn đối với cả sản phẩm nội địa và nhập khẩu.

Xuất khẩu mực, bạch tuộc năm 2021 tăng 7%. Xuất khẩu mực, bạch tuộc của Việt Nam tính tới tháng 11/2021 đạt trên 543 triệu USD, tăng 7% so với cùng kỳ năm 2020. Xuất khẩu mực, bạch tuộc tháng 12/2021 ước đạt trên 60 triệu USD, tăng 10%. Theo đó, cả năm 2021, xuất khẩu đạt khoảng trên 600 triệu USD, tăng 7% so với năm 2020.

Xuất khẩu cá ngừ Việt Nam tăng tốc cuối năm. Tháng 11/2021, xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam tiếp tục tăng trưởng mạnh 51% so với cùng kỳ năm 2020, đạt hơn 78 triệu USD. Ước tính xuất khẩu cá ngừ trong tháng 12 cũng tăng trưởng với tốc độ tương đương đạt khoảng 85 triệu USD, nâng tổng giá trị xuất khẩu cá ngừ năm 2021 lên khoảng 757 triệu USD.

Tiêu thụ cá ngừ đóng hộp bình quân theo đầu người của EU tăng. Mức tiêu thụ cá ngừ đóng hộp bình quân theo đầu người của người Châu Âu vào năm 2019 đạt mức cao kỷ lục. Điều này cho thấy cá ngừ một lần nữa lại là loài được ưa chuộng nhất trong số tất cả các loại hải sản khác được tiêu thụ tại khu vực này. Nhưng những dự đoán về mức tiêu thụ này có thể được duy trì hay không lại không mấy lạc quan.

Cước vận tải biển tăng tới 500%, Bộ Nông nghiệp muốn Bộ GTVT cùng vào cuộc. Bộ NN&PTNT vừa có công văn gửi Bộ GTVT nhằm phối hợp giải quyết vướng mắc trong vận tải biển và ưu tiên container lạnh phục vụ xuất khẩu nông sản.

Đồng Tháp: Giá cá tra nguyên liệu tăng nhẹ. Hiện cá tra nguyên liệu có giá dao động từ 23.000 - 23.500 đồng/kg (kích cỡ cá từ 900g - 1,2kg). Mức giá này tăng khoảng 500 đồng/kg so với tháng trước.

Cước vận tải biển ‘ăn mòn' lợi nhuận doanh nghiệp thủy sản. Phí logistics tăng kỷ lục từ cuối năm 2020 đến nay đang trở thành “cơn ác mộng” của các doanh nghiệp thủy sản bởi bị tăng chi phí khiến hao hụt lợi nhuận.

Chia sẻ:


Bình luận bài viết

Tin liên quan
Tin cùng chuyên mục