Tin tức IUU

(vasep.com.vn) Khi các cuộc đàm phán của Tổ chức Thương mại Thế giới (WHO) về trợ cấp đánh bắt cá diễn ra tại Hội nghị Bộ trưởng lần thứ 13 của WTO (MC13) tại Abu Dhabi, U.A.E., các đại biểu từ Ấn Độ đã kiên quyết tìm cách cấm các khoản trợ cấp cho phép đội tàu Trung Quốc và EU tiếp cận vùng biển nước ngoài, bao gồm cả việc cấm thanh toán cho chính phủ bên thứ ba. Quốc gia Nam Á này tuyên bố rằng các quốc gia có đội tàu viễn dương lớn sẽ đưa ra những khoản trợ cấp có hại nhất và sẽ nhận được nhiều sự giám sát nhất.

(vasep.com.vn) Trong vài năm qua, hoạt động đánh bắt bất hợp pháp, không khai báo và không theo quy định (IUU) đã trở thành vấn đề được cho là mối đe dọa toàn cầu, mối lo ngại về an ninh quốc gia của Mỹ. Nhiều cơ quan quốc tế đã phát triển các thỏa thuận để ngăn chặn vấn đề này. Tổng thống Mỹ đã chỉ đạo các cơ quan hành pháp giải quyết vấn đề này. Với tất cả nhận thức và hoạt động này, sẽ hợp lý khi nghĩ rằng những nỗ lực toàn cầu đang có tác động trong việc chống lại hoạt động khai thác IUU.

Việt Nam có thể học hỏi kinh nghiệm các nước đã thành công gỡ 'thẻ vàng" IUU, đồng thời kết hợp linh hoạt những bài học này trong phát triển nghề cá bền vững.

'Cơ hội gỡ cảnh báo 'thẻ vàng' IUU của chúng ta trong đợt thanh tra lần thứ 5 vẫn có, tuy nhiên cần phải tích cực 200 - 300%', Cục trưởng Nguyễn Quang Hùng nói.

(vasep.com.vn) Guyana đã bắt đầu đàm phán với các quan chức Pháp để bảo đảm chống đánh bắt bất hợp pháp trong vùng đặc quyền kinh tế của nước này. Động thái này nhấn mạnh cam kết của nước này đối với việc bảo tồn biển và tính bền vững của ngành đánh bắt hải sản.

(vasep.com.vn) EU và Thái Lan đã nối lại đàm phán Hiệp định Thương mại tự do (FTA) vào tháng 1/2024, nhằm tăng cường quan hệ thương mại và thúc đẩy các hoạt động nghề cá bền vững. EU nhấm mạnh sự cần thiết phải thực thi mạnh mẽ các quy định nghề cá của Thái Lan để chống lại các hoạt động đánh bắt trái phép.

Đợt thanh tra về chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU) tại Việt Nam lần thứ 5 của EC dự kiến vào tháng 4/2024. Các địa phương tập trung giải quyết dứt điểm các tồn tại, hạn chế hiện nay; trong đó chú trọng thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp cấp bách, trọng tâm từ nay đến ngày 30/4/2024.

(vasep.com.vn) Những khâu cuối cùng trước Hội nghị Bộ trưởng lần thứ 12 của Tổ chức Thương mại Thế giới (WHO) (MC12), được tổ chức tại Geneva từ ngày 12 - 17/6/2022, đã dẫn đến việc thông qua Hiệp định WTO về Trợ cấp Thủy sản cấm trợ cấp hỗ trợ các hoạt động bất hợp pháp, không báo cáo và không được kiểm soát (IUU) đánh bắt cá, cấm hỗ trợ đánh bắt các nguồn lợi bị đánh bắt quá mức, và loại bỏ các khoản trợ cấp cho việc đánh bắt ở các vùng biển xa không được kiểm soát.

Trong nỗ lực gỡ "thẻ vàng" hải sản của EC, Chính phủ chỉ đạo các ban, bộ, ngành, địa phương ven biển tập trung thực hiện các giải pháp hiệu quả, quyết tâm thực hiện mục tiêu từ nay đến tháng 4/2024 không còn tình trạng tàu cá Việt Nam đi khai thác hải sản trái phép ở vùng biển nước ngoài.

(vasep.com.vn) Hội đồng Tư vấn Thị trường (MAC) đã đưa ra 4 khuyến nghị cho Ủy ban Châu Âu nhằm cải thiện các đặc điểm chính của hoạt động nuôi trồng và đánh bắt thủy sản như một phần của Hiệp định Thương mại Tự do EU-Thái Lan được khởi động lại. EU nhập khẩu khoảng 39.000 tấn thủy sản từ Thái Lan mỗi năm. Cá ngừ chiếm tỷ trọng lớn nhất, tiếp theo là tôm nuôi

Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang vừa ký Quyết định số 76/QĐ-TTg ngày 18/1/2024 phê duyệt Chương trình quốc gia bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản đến năm 2030.

Nhiều tàu cá của ngư dân Kiên Giang chọn ngày mùng 9 Tết để khởi hành chuyến biển đầu năm, được ngành nông nghiệp động viên, kết hợp tuyên truyền chống chống khai thác IUU.

(vasep.com.vn) Ước tính có khoảng 128.000 ngư dân bị ngược đãi nghiêm trọng do bị cưỡng bức lao động trên các tàu đánh cá hàng năm. Theo Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO), các hành vi lạm dụng bao gồm bạo lực thể xác, không trả lương và bị buộc phải dành nhiều thời gian ở nơi làm việc hơn mức cho phép. Liên quan đến vấn nạn này, Châu Âu chỉ đứng sau châu Á, nơi các công ty, đặc biệt là các công ty từ Trung Quốc, sở hữu gần 2/3 số tàu liên quan đến lao động cưỡng bức.

(vasep.com.vn) Các cộng đồng dọc theo bờ biển Douala-Edéa ở Cameroon hiện được trang bị để giám sát các hoạt động đánh bắt cá mà họ đang tham gia. Họ đã được đào tạo về cách sử dụng ứng dụng DASE, ứng dụng này ghi lại các hoạt động xâm nhập của tàu đánh cá vào khu vực cấm. Sáng kiến này của Tổ chức Công lý Môi trường (EJF) có trụ sở tại Vương quốc Anh nhằm mục đích thúc đẩy hoạt động đánh bắt cá bền vững, hợp pháp và có đạo đức.

(vasep.com.vn) Tổ chức hàng hải quốc tế (IMO), Tổ chức Nông lương Liên hợp quốc (FAO) và Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) đang tăng cường phối hợp để giải quyết vấn đề đánh bắt bất hợp pháp, không khai báo và không theo quy định (IUU).