Cẩm nang doanh nghiệp “Tóm lược Hiệp định Thương mại Tự do Việt Nam - Liên minh châu Âu (EVFTA)”

Hiệp định Thương mại Tự do Việt Nam - Liên minh châu Âu (gọi tắt là EVFTA) là Hiệp định thương mại tự do (FTA) thế hệ mới giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu (EU). EVFTA được ký kết ngày 30/06/2019 và có hiệu lực từ ngày 01/08/2020.

Với phạm vi cam kết rộng, và mức độ tự do hóa sâu và các cam kết tiêu chuẩn cao, EVFTA được dự báo sẽ có tác động mạnh mẽ tới toàn bộ thể chế kinh tế cũng như hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp Việt Nam. Văn kiện đầy đủ của EVFTA bao gồm 17 Chương, 02 Nghị định thư, 02 Biên bản ghi nhớ, và 04 Tuyên bố chung. Các cam kết trong Hiệp định được đánh giá là rất phức tạp cả về nội dung lẫn cách thức trình bày. Vì vậy, việc tìm hiểu và tận dụng những cam kết này là thách thức lớn với các doanh nghiệp Việt Nam.

Để hỗ trợ doanh nghiệp thực thi hiệu quả Hiệp định này, Trung tâm WTO và Hội nhập thuộc Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) đã tiến hành biên soạn cuốn Cẩm nang doanh nghiệp “Tóm lược Hiệp định Thương mại Tự do Việt Nam - Liên minh châu Âu (EVFTA)”. Đây là tài liệu tóm tắt các nội dung cốt lõi của EVFTA, lựa chọn trong số các cam kết có tác dụng trực tiếp nhất và dự kiến có ảnh hưởng nhiều nhất tới lợi ích của doanh nghiệp. Cẩm nang diễn giải các cam kết theo cách thức ngắn gọn, dễ hiểu, với các đánh giá ban đầu về các tác động tới doanh nghiệp, cùng các lưu ý doanh nghiệp về những vấn đề cần quan tâm nhất, các vấn đề cần chuẩn bị tập trung nhất.

Mục lục các nội dung chính của cuốn Cẩm nang được đăng tải trong tài liệu đính kèm dưới đây.

Bạn đọc có nhu cầu vui lòng liên hệ với chị Nguyễn Thanh Trà, Trung tâm WTO và Hội nhập, điện thoại: 024-35771458, email: trathanhvcci@gmail.com.

Cẩm nang Tóm lược EVFTA - Mục lục

Theo dòng sự kiện

Tận dụng những lợi ích mà Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - Liên minh châu Âu (EVFTA) mang lại, Việt Nam sẽ hướng tới mở rộng thị trường xuất khẩu đối với các mặt hàng nông lâm thủy sản trọng điểm, có tiềm năng mở rộng tại thị trường EU...

(vasep.com.vn) Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - Liên minh Châu Âu (EVFTA) đã được Quốc hội bỏ phiếu thông qua vào ngày 08/6/2020 tại Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XIV. EVFTA cũng dự kiến sẽ có hiệu lực từ ngày 01/8/2020. Việc phê chuẩn EVFTA cùng với các biện pháp hỗ trợ được đánh giá là tạo ra các lợi thế cạnh tranh lớn cho hàng thuỷ sản xuất khẩu của Việt Nam, trong đó có mặt hàng cá ngừ và surimi so với các quốc gia cạnh tranh khác.

Hiệp định EVFTA được Quốc hội thông qua ngày 8/6/2020, nhiều ngành hàng thuỷ sản có mức thuế giảm sâu ngay khi hiệp định có hiệu lực. Đây là cơ hội lớn cho các DN thuỷ sản tăng tốc xuất khẩu sau dịch bệnh Covid.

Nhằm tạo thuận lợi cho doanh nghiệp xuất khẩu sang các thị trường EU, Thụy Sỹ, Na Uy, trên cơ sở thông báo của EC, căn cứ tình hình thực tế đăng ký mã số REX và nguyện vọng của doanh nghiệp, Bộ Công Thương đã có thư gửi EC về việc Việt Nam đề nghị gia hạn đăng ký mã số REX đến hết ngày 31/12/2020.

(vasep.com.vn) Ngày 12/2, Nghị viện châu Âu (EU) đã chính thức thông qua Hiệp định Thương mại tự do (EVFTA) và Hiệp định Bảo hộ đầu tư (EVIPA) giữa Chính phủ Việt Nam và Liên minh châu Âu (EU) sau 9 năm đàm phán. Dự kiến, EVFTA sẽ được thực thi từ tháng 7/2020. VASEP trích lược nội dung các chương trong hiệp định liên quan đến cắt giảm thuế quan thủy sản NK vào EU, bao gồm biểu thuế NK thủy sản vào EU và cách tính thuế theo lộ trình cắt giảm hoặc xóa bỏ tại Phụ lục 2-A: Cắt giảm hoặc xóa bỏ thuế quan, Chương 2: Đối xử quốc gia và Mở cửa thị trường đối với hàng hóa, như sau:

(vasep.com.vn) Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam- EU (EVFTA) sẽ có hiệu lực từ ngày 1/8/2020. Một trong những cam kết của EVFTA là cắt giảm thuế quan – một cơ hội tốt cho hàng thủy sản Việt Nam gia tăng XK và cạnh tranh trên thị trường EU. Theo đó, có khoảng 220 số dòng thuế các sản phẩm thủy sản có thuế suất cơ sở 0-22%, trong đó phần lớn thuế cao từ 6-22% được về 0% ngay khi Hiệp định có hiệu lực, số dòng thuế còn lại sẽ được cắt giảm về 0% theo lộ trình 3-7 năm.

EVFTA là Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh Châu Âu (EU) đã được ký kết ngày 30/6/2019, đánh dấu mốc lịch sử cho quan hệ thương mại Việt Nam và Liên minh Châu Âu. EVFTA là một Hiệp định toàn diện thế hệ mới và là FTA đầu tiên của EU với một quốc gia có mức thu nhập trung bình như Việt Nam. Các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản Việt Nam đang đặt nhiều kỳ vọng vào Hiệp định thương mại tự do với EU sẽ giúp đẩy mạnh các đơn hàng xuất khẩu thủy sản sang khu vực này và giúp các sản phẩm thủy sản của Việt Nam có sức cạnh tranh hơn. Bài viết tập trung nghiên cứu về những cơ hội, thách thức đối với doanh nghiệp thủy sản Việt Nam, trên cơ sở đó đề xuất một số giải pháp khuyến nghị góp phần thúc đẩy hoạt động của các doanh nghiệp này.

Hạn ngạch thuế quan đối với tất cả các mặt hàng trừ gạo mà EU dành cho Việt Nam trong khuôn khổ Hiệp định EVFTA được phân bổ theo cơ chế “doanh nghiệp đăng ký trước thì được cấp hạn ngạch trước” (first-come, first-serve), dựa vào ngày mà đơn xin cấp phép nhập khẩu được cơ quan hải quan của EU chấp thuận.

Bộ Công Thương cho biết sau thời hạn ngày 30/6/2020, cơ quan hải quan EU, Na Uy, Thụy Sỹ không chấp nhận C/O mẫu A để cho hưởng ưu đãi thuế quan theo GSP. Phía EU yêu cầu các doanh nghiệp tiến hành đăng ký mã số REX sớm nhất có thể.

Để tận dụng tốt các cơ hội của thị trường EU, doanh nghiệp Việt Nam có thể xem xét một số giải pháp sau.

Hiệp định Thương mại tự do giữa Liên minh châu Âu (EU) và Việt Nam đã chính thức được Nghị viện châu Âu (EP) thông qua tại phiên họp toàn thể ở Strasbourg (Pháp) chiều 12/2. Qua đây, các DN xuất khẩu thủy sản trong nước nói chung, tỉnh Bình Ðịnh nói riêng sẽ có thêm cơ hội phát triển. Nhưng để phát huy cơ hội này, còn nhiều việc phải làm.

Ngày 30/6/2019, Hiệp định thương mại tự do giữa Liên minh châu Âu (EU) và Việt Nam (gọi tắt là Hiệp định EVFTA) chính thức được ký kết, mở ra những cơ hội mới cho hai bên.

(vasep.com.vn) EU là thị trường NK tôm lớn nhất của Việt Nam, chiếm tỷ trọng 20,5% trong tổng giá trị XK tôm của Việt Nam. Năm 2019, XK tôm Việt Nam sang thị trường EU đạt 689,8 triệu USD, giảm 17,7% so với năm 2018. Riêng trong quý IV/2019, XK tôm Việt Nam sang EU đạt 176,4 triệu USD, giảm 7,1% so với quý IV/2018. Trong quý cuối cùng của năm 2019, XK tôm sang EU có chiều hướng tốt hơn, không giảm sâu như 3 quý đầu năm. Cả năm 2019, XK tôm sang EU chỉ tăng nhẹ trong tháng 7 và 11, các tháng còn lại đều giảm.

Trong các hiệp định tự do thương mại Việt Nam đã ký kết từ nhiều năm qua, EVFTA có tác động mạnh nhất đối với ngành tôm nhà.

Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – EU (EVFTA) là một FTA thế hệ mới giữa Việt Nam và 28 nước thành viên EU. EVFTA có phạm vi cam kết rộng và mức độ cam kết cao nhất của Việt Nam từ trước tới nay.


  • Trang chủ - Right- BOTTOM
  • Trang chủ - Right - BOTTOM