Theo dòng sự kiện

(vasep.com.vn) Ngày 02/02/2018, Thủ tướng Chính phủ đã ký ban hành Nghị định 15/2018/NĐ-CP thay thế Nghị định số 38/2012/NĐ-CP hướng dẫn một số điều của Luật An toàn thực phẩm. Nghị định này có hiệu lực từ ngày ký. Việc Chính phủ ban hành Nghị định 15/2018/NĐ-CP thay thế Nghị định số 38/2012/NĐ-CP đã dỡ bỏ nhiều vướng mắc, khó khăn cho DN và đánh dấu “một cuộc cách mạng” trong quản lý chất lượng ATTP thời đại 4.0.

(vasep.com.vn) Ngày 25/12/2017, VASEP đã gửi Công văn số 53/2017/VPĐD-VASEP tới Vụ Pháp luật Hình sự - Hành chính (Bộ Tư pháp) góp ý cho Dự thảo Nghị định sửa đổi Nghị định 38/2012/NĐ-CP (bản thẩm định tại Bộ Tư pháp ngày 22/12/2017).

Ngày 25/12/2017, Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP) đã ban hành công văn số 53/2017/VPĐD-VASEP gửi Vụ Pháp luật Hình sự - Hành chính (Bộ Tư pháp) góp ý cho Dự thảo Nghị định sửa đổi Nghị định 38/2012/NĐ-CP (bản thẩm định tại Bộ Tư pháp ngày 22/12/2017)

(vasep.com.vn) Có tới 25/28 Điều của Nghị định số 38/2012/NĐ-CP (NĐ 38/2012) quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật an toàn thực phẩm cần thiết phải sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế. Do đó, Bộ Y tế đã quyết định xây dựng nghị định hoàn toàn mới thay thế NĐ 38/2012 trình Chính phủ. Tại cuộc họp xin ý kiến về một số nội dung của dự thảo Nghị định thay thế NĐ 38/2012 mà Bộ Y tế tổ chức vào ngày 27/11/2017, nhiều Hiệp hội, DN cho rằng, với cách tiếp cận vừa phù hợp với thông lệ quốc tế, vừa tạo điều kiện thông thoáng, nâng cao ý thức trách nhiệm của DN, Nghị định thay thế này được coi là “cuộc cách mạng” về phương thức quản lý.

(vasep.com.vn) Ngày 9/11/2017, Chính phủ đã ra Nghị quyết số 117/NQ-CP về phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 10/2017.

(vasep.com.vn) Nhanh chóng sửa đổi Nghị định số 38/2012/NĐ-CP (NĐ 38/2012) ngày 25/4/2012 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật an toàn thực phẩm đang là điều mong đợi nhất đối với các DN thực phẩm, trong đó có DN thủy sản trong thời điểm hiện nay.

(vasep.com.vn) Cùng với vấn đề kiểm tra hàm lượng formaldehyt trên các sản phẩm dệt may theo quy định của Bộ Công Thương (BCT), công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm (ATTP) quy định tại NĐ 38/2012/NĐ-CP và Thông tư 19/2012/TT-BYT hướng dẫn việc công bố hợp quy và công bố phù hợp quy định ATTP của Bộ Y tế (BYT) là hai vấn đề gây bức xúc cho các doanh nghiệp (DN) trong nhiều năm qua.

(vasep.com.vn) Theo ông Phạm Thanh Bình - Chuyên gia cao cấp Dự án Quản trị Nhà nước nhằm tăng trưởng toàn diện của USAID (USAID GIG) cho rằng, thực tế cho thấy lý do Bộ Y tế (BYT) đưa ra để duy trì chế độ cấp Giấy xác nhận phù hợp quy định ATTP (GXN) là không xác đáng, cấp GXN không phải là giải pháp đảm bảo hiệu quả quản lý, cũng không phải là giải pháp đảm bảo ATTP cho người tiêu dùng, ngược lại, gây tổn hại cho người tiêu dùng. Thậm chí, việc cấp GXN còn có nhiều biểu hiện gây phiền hà, sách nhiễu cho doanh nghiệp...

“Giấy phép kinh doanh rất nhiều, rất nhiều” – Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phát biểu và nhấn mạnh, "Bộ trưởng thấy doanh nghiệp lên xếp hàng rất lâu thì phải xem lại cung cách làm việc của Bộ".

(vasep.com.vn) Ngày 21/7/2017, Văn phòng Chính phủ đã ra Thông báo số 321/TB-VPCP nêu kết luận của Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam tại cuộc họp Ban chỉ đạo liên ngành Trung ương về vệ sinh ATTP. Tại cuộc họp này, sau khi nghe báo cáo tổng hợp của Bộ Y tế và ý kiến phát biểu của các thành viên Ban Chỉ đạo, Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam kết luận: Về vấn đề công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm trong Dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định 38/2012/NĐ-CP (NĐ 38), giao Bộ Y tế nghiên cứu, tiếp thu ý kiến các bộ, cơ quan để hoàn chỉnh Dự thảo theo hướng chuyển sang hậu kiểm, quy định cụ thể tại Nghị định việc công bố của doanh nghiệp, hạn chế tối đa các hướng dẫn của các bộ về vấn đề này; thực hiện đơn giản hóa và rút ngắn thời gian thực hiện thủ tục hành chính.

(TBTCO) - Thủ tục "Công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm (ATTP)" đang được đánh giá là một thủ tục hành chính (TTHC) phức tạp, tốn rất nhiều thời gian, chi phí của doanh nghiệp và cần phải tháo gỡ, bãi bỏ quy định này.

(Vienamnet) Luật An toàn thực phẩm (ATTP) quy định một kiểu, Nghị định lại yêu cầu làm một kiểu khác với quy trình và thủ tục rườm rà, phức tạp khiến các DN trong ngành chật vật xin đủ các loại giấy phép. Quy định trong Nghị định chưa rõ ràng khiến cán bộ làm việc theo “cảm tính”, gây ra tình trạng nhũng nhiễu DN.

(vasep.com.vn) Tại hội thảo “Thực thi Nghị quyết 19: Cải cách các quy định về quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hóa và an toàn thực phẩm” tổ chức tại Tp.Hồ Chí Minh vào ngày 20/6/2017, đại diện Cục An toàn Thực phẩm (Bộ Y tế) cho biết, quy định công bố phù hợp quy định ATTP sẽ được đưa vào Tờ trình Chính phủ đề nghị xin ý kiến Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho tiếp tục duy trì. Theo Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015 thì những “vấn đề cần thiết” nhưng thuộc thẩm quyền Quốc hội, UBTVQH thì Chính phủ phải xin ý kiến UBTVQH trước khi ban hành. Nhưng đây có thực sự là “vấn đề cần thiết” hay không là vấn đề cần được trao đổi...

(ĐCSVN) - Chiều 30/6, tại Hà Nội, Viện nghiên cứu quản lý Kinh tế Trung ương (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) phối hợp cùng Phòng Thương mại công nghiệp Việt Nam (VCCI), Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam tổ chức Hội thảo “An toàn thực phẩm từ quy định đến thực tiễn quản lý: Vấn đề vướng mắc và kỳ vọng sửa đổi tại Nghị định sửa đổi Nghị định 38/2012/NĐ-CP”.


  • Trang chủ - Right- BOTTOM
  • Trang chủ - Right - BOTTOM