Theo dòng sự kiện

(Chinhphu.vn) - Mất hàng tháng trời để làm thủ tục và chờ đợi, cuối cùng doanh nghiệp cũng chỉ nhận được một giấy xác nhận trong đó ghi rằng doanh nghiệp, chứ không phải cơ quan cấp giấy, phải tự chịu trách nhiệm đối với những gì đã công bố.

Chiều 30/6, nhiều đại diện các Hiệp hội như Chè, ca cao, thủy sản, sữa, Phòng Công nghiệp và thương mại VN (VCCI) đồng loạt lên tiếng về thực tế một sản phẩm khi ra đời phải chịu sự chi phối của nhiều loại giấy phép con, trái với Luật An toàn thực phẩm, Luật Quy chuẩn và Tiêu chuẩn Kỹ thuật hiện đang được Cục An toàn thực phẩm (Cục ATTP- Bộ Y tế) áp dụng.

Chiều nay (30/6), Viện Nghiên cứu, Quản lý kinh tế Trung ương (CIEM), Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP), Hiệp hội Cà phê – Ca cao Việt Nam (VICOFA) và Hiệp hội Chè Việt Nam (VITAS) cùng phối hợp tổ chức Hội thảo “An toàn thực phẩm từ quy định đến thực tiễn quản lý: Vấn đề vướng mắc và kỳ vọng tại Nghị định sửa đổi một số điều của Nghị định 38/2012/NĐ-CP”.

“Có 98% vụ ngộ độc xảy ra từ các bếp ăn tập thể, nhà hàng, khoảng 1% từ sản phẩm bao gói sẵn nhưng dường như cơ quan quản lý đang dồn để kiểm tra 1% nguy cơ ngộ độc thực phẩm chứ không phải 98, 99% nguy cơ hằng ngày kia”, đại diện Amcharm nói.

Trong suốt hai năm qua, từ năm 2015-2017, nội dung quy định pháp luật mà các doanh nghiệp gặp vướng mắc nhiều nhất là Nghị định số 38/2012/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật An toàn thực phẩm.

Ngày 27.6.2017, Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (Vasep) đã có văn bản gửi Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam, góp ý, kiến nghị về một số nội dung tại Dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 38/2012 về an toàn thực phẩm (ATTP).

Tại hội thảo “An toàn thực phẩm từ quy định đến thực tiễn quản lý: Vấn đề vướng mắc và kỳ vọng tại Nghị định sửa đổi một số điều của Nghị định 38/2012/ND-CP” nhiều ý kiến cho rằng, thủ tục cấp giấy tiếp nhận hợp quy và giấy xác nhận phù hợp quy định an toàn vệ sinh thực phẩm có nhiều nội dung không rõ ràng, điều kiện để được chứng nhận phù hợp rất mơ hồ, nên cần bãi bỏ.

(HQ Online)- Ý kiến trên được các doanh nghiệp đưa ra tại Hội thảo An toàn thực phẩm từ quy định đến thực tiễn quản lý vấn đề vướng mắc và kỳ vọng sửa đổi tại Nghị định sửa đổi Nghị định 38 do Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam tổ chức tại Hà Nội ngày 30/6.

(PL&XH) – Việc công bố phù hợp với quy định ATTP là biện pháp quản lý theo phương thức “tiền kiểm” thực chất ít hiệu quả, gây phiền hà, tốn kém cho DN, cần chuyển sang áp dụng phương thức quản lý “hậu kiểm”.

(Tổ Quốc) -Về thủ tục Chứng nhận phù hợp với quy định an toàn thực phẩm, TS.Cung cho rằng không phù hợp với Luật vệ sinh an toàn thực phẩm cũng như Luật về tiêu chuẩn, quy chuẩn chất lượng. Thủ tục cấp Giấy chứng nhận phù hợp với vệ sinh an toàn thực phẩm chưa có cơ sở rõ ràng, thời gian thực hiện thủ tục quá lâu.

(ENTERNEWS.VN ) VASEP cho rằng thủ tục “xác nhận công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm” là trái luật và đã được Chính phủ yêu cầu sửa đổi, đại diện Bộ Y tế cũng cam kết sẽ đề xuất bãi bỏ. Nhưng dự thảo mới nhất do Bộ này xây dựng lại không đi theo hướng này.

BizLIVE - Cộng đồng doanh nghiệp đã nhiều lần, nhiều nơi, nhiều năm kêu về thủ tục “Chứng nhận phù hợp với quy định an toàn thực phẩm” nhưng vẫn chưa được giải quyết. Trong khi, quy định này không phù hợp với Luật vệ sinh an toàn thực phẩm cũng như Luật về tiêu chuẩn, quy chuẩn chất lượng.

(Ngày Nay) - Nghị định 38/2012/NĐ-CP hướng dẫn Luật An toàn thực phẩm (ATTP) đã ra đời từ 2012 nhưng sau 5 năm, nhiều bất cập về kiểm tra an toàn thực phẩm, công bố hợp quy và công bố an toàn thực phẩm vẫn “hành” doanh nghiệp, nhất là thủ tục công bố phù hợp an toàn thực phẩm đang bị coi là trái luật và cản trở hoạt động của doanh nghiệp.

Đây là vấn đề được ông Nguyễn Đình Cung, Viện trưởng Viện nghiên cứu và quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) nêu ra trước những bức xúc chờ đợi của doanh nghiệp chế biến thuỷ sản liên quan đến Nghị định 38 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật An toàn thực phẩm

Chính thủ tục 'công bố phù hợp an toàn thực phẩm" trong Nghị định 38 không hề có tác dụng kiểm soát thực phẩm mà còn gây lãng phí thời gian, tiền bạc.


  • Trang chủ - Right- BOTTOM
  • Trang chủ - Right - BOTTOM