Hiệp định Thương mại Tự do Việt Nam - Liên minh châu Âu (gọi tắt là EVFTA) là Hiệp định thương mại tự do (FTA) thế hệ mới giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu (EU). EVFTA được ký kết ngày 30/06/2019 và có hiệu lực từ ngày 01/08/2020.

Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, khả năng doanh nghiệp xuất khẩu phải đối mặt với nhiều vụ việc điều tra phòng vệ thương mại từ nước ngoài, đặc biệt là các nước đối tác đã tham gia ký kết FTA với Việt Nam. Năm 2020, Hiệp định EVFTA và Hiệp định UKVFTA đã được ký kết và đi vào thực thi.

Bộ Công Thương công bố ấn phẩm "Phát triển thị trường UK đối với ngành thủy sản". Ấn phẩm được biên soạn nhằm hướng đến những thông tin về cam kết theo ngành hàng, đánh giá cụ thể cơ hội, tình hình thị trường, khả năng xúc tiến xuất khẩu, phát triển nguồn hàng phù hợp với nhu cầu, định hướng của thị trường UK, trước mắt trong giai đoạn đến năm 2025. Đây là thời gian đầu thực thi Hiệp định nên nhiều doanh nghiệp có thể còn chưa nắm bắt hết các quy định, chưa có đầy đủ thông tin một cách có hệ thống về các cơ hội thị trường được mở ra nhờ Hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam và Vương quốc Anh (UKVFTA).

Hiệp định Thương mại Tự do Việt Nam - Vương quốc Anh (UKVFTA) đã chính thức hoàn tất đàm phán vào ngày 11/12/2020 và ký kết vào tối 29/12/2020. Hiệp định được đàm phán và hoàn tất dựa trên nền tảng các cam kết đã đồng thuận trong Hiệp định Thương mại Tự do Việt Nam – Liên minh châu Âu (EVFTA), có bổ sung thêm một số điều chỉnh phù hợp với quan hệ thương mại song phương giữa Việt Nam và UK.

Là thành viên của Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ Xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), Việt Nam và Canada đang đứng trước cơ hội đặc biệt để tăng cường quan hệ thương mại, đầu tư song phương thông qua việc tận dụng Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới đầu tiên giữa hai Bên này. Với vị thế là nền kinh tế lớn thứ 10 về GDP, thứ 12 về xuất khẩu và thứ 13 về nhập khẩu của thế giới năm 2019, Canada đã và đang trở thành một đối tác thương mại rất tiềm năng của Việt Nam ở thị trường châu Mỹ.

Nhập khẩu thuỷ sản vào thị trường Canada đều phải tuân theo quy trình nhập khẩu thực phẩm nói chung. Ngoài ra, còn có một số yêu cầu cụ thể đối với việc nhập khẩu cá gọi là Hệ thống tham chiếu nhập khẩu tự động (AIRS).

Bộ Tài chính đang lấy ý kiến góp ý của nhân dân với dự thảo Nghị định ban hành Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt của Việt Nam để thực hiện Hiệp định Thương mại Tự do Việt Nam - Hàn Quốc giai đoạn 2022-2027 (Hiệp định VKFTA).

Bộ Tài chính đang lấy ý kiến góp ý của nhân dân với dự thảo Nghị định Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt của Việt Nam để thực hiện Hiệp định Thương mại tự do giữa Chính phủ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ nước Cộng hòa Chi Lê giai đoạn 2022 – 2027.

Bộ Công Thương vừa ban hành Thông tư 10/2022/TT-BCT sửa đổi, bổ sung một số Thông tư quy định thực hiện Quy tắc xuất sứ hàng hóa trong Hiệp định Thương mại hàng hóa ASEAN. Thông tư có hiệu lực thi hành từ ngày 16/07/2022.

Theo số liệu thống kê từ Trung tâm Thương mại quốc tế (ITC), trị giá nhập khẩu thủy sản toàn thế giới trong giai đoạn năm 2016 – 2020 đạt trung bình 49 tỷ USD/năm, với tốc độ tăng trưởng bình quân 3,25%/năm. Trong đó, Liên minh châu Âu (EU) là thị trường tiêu thụ thủy sản lớn nhất, chiếm khoảng 34,5% tổng trị giá nhập khẩu thủy sản trên toàn thế giới.

(vasep.com.vn) Trung Quốc đã thực thi các quy định mới về an toàn thực phẩm xuất nhập khẩu từ ngày 1 tháng 1 năm 2022. Các quy định mới cung cấp thêm chi tiết về các yêu cầu của cơ quan hải quan đối với việc đánh giá và kiểm tra an toàn thực phẩm ở nước ngoài, đăng ký và nộp hồ sơ nhà nhập khẩu và xuất khẩu, ghi nhãn sản phẩm và an toàn thực phẩm quản lý rủi ro. Các biện pháp này được đưa ra vào thời điểm các cơ quan hải quan của Trung Quốc đã thắt chặt giám sát các sản phẩm thực phẩm nhập khẩu trong đại dịch COVID-19.

Là Hiệp định thương mại tự do (FTA) thế hệ mới, tiêu chuẩn cao, EVFTA có phạm vi điều chỉnh rộng, với các cam kết trong nhiều lĩnh vực.

Cơ quan quản lý dược phẩm và thực phẩm Đài Loan (TFDA) vừa có văn bản gửi Văn phòng Kinh tế Văn hóa Việt Nam tại Đài Bắc thông báo về việc cập nhật Danh sách các doanh nghiệp thủy sản Việt Nam đạt chuẩn được phép xuất khẩu thủy sản vào Đài Loan.

Ngày 30/8/2021, Văn phòng SPS Việt Nam nhận được công văn số 218/VECO-TV của Văn phòng Kinh tế Văn hóa Việt Nam tại Đài Bắc thông báo về việc Cơ quan quản lý Nông nghiệp Đài Loan (COA) ban hành thông báo số 1101494744A ngày 06/8/2021 về bổ sung 02 (hai) loài là Muhlenbergia capillaris và Muhlenbergia reverchonii vào Danh mục sinh vật gây hại thuộc diện kiểm dịch thực vật và sản phẩm thực vật nhập khẩu vào Đài Loan, nâng tổng số loài thuộc diện kiểm soát kiểm dịch thực vật lên tổng số 288 loài và sẽ có hiệu lực kể từ ngày 20/8/2021 (Danh mục sinh vật gây hại thuộc diện kiểm dịch trong công văn 218/ VECO-TV kèm theo).


  • Sách ảnh 15 năm
  • Đặc san 20 năm
  • Trang chủ - Right- BOTTOM
  • Trang chủ - Right - BOTTOM