Hội nghị Toàn thể Hội viên VASEP 2019

Hội nghị Toàn thể Hội viên VASEP 2019: Nhận định cơ hội, thách thức và chiến lược mục tiêu năm 2019 - 2020

Hội nghị Toàn thể Hội viên VASEP 2019 Nhận định cơ hội thách thức và chiến lược mục tiêu năm 2019  2020

Hội nghị Toàn thể Hội viên VASEP 2019: Nhận định cơ hội, thách thức và chiến lược mục tiêu năm 2019 - 2020

(vasep.com.vn) Sáng ngày 28/8/2019, tại T.P Hồ Chí Minh, Hiệp hội Chế biến và XK Thủy sản Việt Nam (VASEP) đã tổ chức Hội nghị toàn thể hội viên VASEP 2019. Tham dự Hội nghị có:ông Phùng Đức Tiến - Thứ trưởng Bộ NN&PTNT; ông Vũ Văn Tám - Nguyên Thứ trưởng Bộ NN&PTNT; bà Nguyễn Thị Hồng Minh - Nguyên Thứ trưởng Bộ Thủy sản, Chủ tịch danh dự VASEP; ông Trần Đình Luân - Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy sản; ông Lê Thanh Chiến - Phó đại diện VP Bộ NN&PTNT tại TP. Hồ Chí Minh, ông Ngô Hồng Phong - Phó Cục trưởng NAFIQAD, ông Bạch Đức Lữu - Phó cục trưởng Cục Thú y; ông Nguyễn Quang Huy - Phó cục trưởng Cục công tác phía nam, Bộ Công Thương, ông Như Văn Cẩn - Vụ trưởng Vụ Nuôi trồng Thủy sản, Tổng cục Thủy sản; ông Khúc Tuấn Anh - Giám đốc Trung tâm NAFIQAD 4. Ngoài ra, hội nghị còn có sự tham dự của đại diện các hiệp hội, các DN hội viên VASEP và một số cơ quan truyền thông báo chí.

Các nội dung trong diễn văn khai mạc Hội nghị do Chủ tịch VASEP Ngô Văn Ích phát biểu, báo cáo của Tổng Thư ký Trương Đình Hòe, cũng như ý kiến phát biểu của các DN ngành hàng đều tập trung vào những vấn đề thực trạng XK của ngành thủy sản Việt Nam, những thách thức và chiến lược phát triển ngành về tổng thể cũng như định hướng cho từng ngành tôm, cá tra, hải sản.

Trong năm 2018 với những nỗ lực vượt bậc ngành thủy sản Việt Nam đã có bước phát triển ấn tượng với kim ngạch XK đạt xấp xỉ 9 tỷ USD, đây là một thắng lợi lớn, tạo động lực giúp các DN nỗ lực hơn nữa đưa ngành thủy sản Việt Nam trở thành ngành công nghiệp mũi nhọn của cả nước. Tiếp tục với đà phát triển đó, Hiệp hội và các DN đã đặt ra mục tiêu XK 10 tỷ USD cho năm 2019, góp phần đóng góp vào doanh số 40 tỷ USD của ngành nông nghiệp.

Đóng góp với thành tựu XK thủy sản của ngành là sự nỗ lực không ngừng của Hiệp hội trong các hoạt động như vận động chính sách kịp thời và hiệu quả, tham gia đối thoại với cơ quan QLNN, trình bày các vướng mắc của DN, tích cực tham gia vào Hội động tư vấn CCTTHC, phối hợp cùng các hiệp hội ngành hàng cùng phản biện chính sách với những vấn đề chung; Vượt qua các rào cản thương mại quan trọng: các vụ kiện CBPG,  SIMP, Farmbill, IUU, đặc biệt năm 2019 tập trung vào các hoạt động chống khai thác IUU; Khôi phục được hình ảnh cá tra Việt Nam trên thị trường hướng tới ngừng việc giảm kim ngạch XK cá tra vào thị trường EU, tránh việc lan truyền những thông tin tiêu cực về cá tra, hỗ trợ mở rộng XK cá tra vào những thị trường mới; Nâng cao vai trò của các Ủy ban ngành hàng...

Tuy nhiên XK 7 tháng năm 2019 chỉ đạt 40% mục tiêu đặt ra, trong đó 2 sản phẩm chủ lực đều giảm, đặc biệt sự sụt giảm sâu của ngành tôm là 1 thách thức cho tăng trưởng toàn ngành.

Chúng ta nhận thức rằng, khi độ mở cửa của thị trường rất lớn như hiện nay thì mọi biến động của thị trường XK đều tác động sâu sắc đến sự tăng trưởng. Đặc biệt, những biến động khó lường cùng với sự thay đổi rất nhanh chóng về thói quen tiêu dùng cho đến các yêu cầu về chất lượng, môi trường, xã hội…là những thách thức lớn cho DN thủy sản Việt Nam.

Tuy nhiên, phân tích lại tình hình nội tại: năng lực cạnh tranh của DN thủy sản ra sao trong môi trường kinh doanh toàn cầu; Chuỗi cung ứng sản xuất của chúng ta có đủ mạnh để làm nền tảng cho phát triển trước những biến động của thị trường hay không? Đó là một câu hỏi lớn cho chúng ta cùng suy nghĩ và đóng góp ý kiến trong hôm nay.

Những thách thức cho ngành thủy sản

Trong báo cáo tại Hội nghị, Hiệp hội VASEP nhận định những thách thức cho ngành thủy sản trong năm 2019- 2020 như sau:

1. Năng lực cạnh tranh sẽ hạn chế phát triển bền vững

Mặc dù lớn mạnh và phát triển liên tục song Việt Nam chưa thoát khỏi là một quốc gia cung cấp nguyên liệu đơn thuần. Con số thống kê giá trị từ hàng GTGT của 2 mặt hàng chính là tôm, cá tra chiếm 60% tổng giá trị XK cũng chỉ đạt ở mức 25% đối với tôm và 10% đối với cá tra. Thêm vào đó, thủy sản Việt Nam chưa xây dựng được thương hiệu quốc gia cho các sản phẩm chủ lực, do đó các sản phẩm thủy sản của Việt Nam lệ thuộc rất nhiều vào biến động thị trường, lợi nhuận thấp và chịu sức ép cạnh tranh lớn.

Chi phí đầu vào tăng cao: Điện, nước, xăng dầu, môi trường, lương tối thiểu vùng tăng liên tục, các qui định về giờ lao động chưa hợp lý cho 1 ngành cần 1 lượng lớn lao động phổ thông như hiện nay…

Về nguyên liệu:

Đối với cá tra, việc qui hoạch sản lượng đảm bảo cân đối cung cầu vẫn chưa được quản lý hiệu quả. Việc giá nguyên liệu liên tục giảm từ đầu năm đến nay đã ảnh hưởng rất lớn đến tâm lý khách hàng và người nuôi khiến giá XK giảm tại tất cả các thị trường.

Đối với hải sản, áp lực từ IUU vẫn đè nặng lên DN XK hải sản; nguồn nguyên liệu khai thác cạn kiệt chủ yếu dựa vào nhập khẩu. Mặt dù Việt Nam là quốc gia nuôi trồng thủy sản đứng thứ 3 thế giới và tiềm năng khai thác biển rất lớn nhưng mỗi năm chúng ta phải nhập khẩu hơn 1,5 tỷ USD nguyên liệu cho chế biến XK.

Mặc dù có những đột phá trong nuôi tôm những năm qua, tuy nhiên vấn đề quản lý hóa chất, kháng sinh trong khâu nuôi vẫn là những thách thức lớn cho DN, chi phí kiểm nguyên liệu đầu vào và hậu kiểm là 1 gánh nặng cho DN để bảo đảm uy tín và rủi ro trả hàng.

2. Rào cản từ thị trường:

Mặc dù hiện nay các Hiệp định thương mại tự do như CPTPP hay EVFTA vừa được ký kết mở ra nhiều cơ hội cho các DN thủy sản từ những lợi thế về thuế quan. Tuy nhiên, thực tế các thị trường vẫn có xu hướng đặt ra các hàng rào kỹ thuật khác nhằm bảo vệ người tiêu dùng và cả nhà sản xuất nội địa, trong đó quy định về xuất xứ và chất lượng đang được quan tâm hàng đầu. Vì vậy, trong điều kiện ngành thủy sản Việt nam còn nhiều lúng túng trong khâu quản lý nuôi trồng và khai thác thì đây thật sự là vấn đề khó khăn và cần quan tâm giải quyết của cả ngành.

3. Biến đổi khí hậu:

Tác động của biến đổi khí hậu ngày càng rõ rệt và ảnh hưởng trực tiếp đến Đồng bằng sông Cửu Long. Hiện tượng ngập mặn, hạn hạn, sụt lún đã và sẽ tác động trực tiếp đến việc nuôi trồng thủy sản. Trong khi đó, chưa có một đánh giá tác động hay chiến lược dự phòng nào đối với ngành nuôi trồng thủy sản hiện nay và trong 5-10 năm tới.

Để có thể đạt được mục tiêu tăng trưởng năm 2019, Hiệp hội, DN, các Ủy ban ngành hàng ( tôm, cá tra, cá ngừ) cần xây dựng 1 chiến lược cụ thể cho phát triển từng ngành hàng cho năm 2019 - 2020 trên cơ sở phân tích, đánh giá những thuận lợi, rủi ro từ thị trường XK và tình hình sản xuất, chế biến trong nước.

Các chiến lược quan trọng cho mục tiêu 9 – 10  tỷ USD năm 2019 và chuẩn bị cho năm 2020:

Bên cạnh việc đặt ra 3 chiến lược cơ bản cho ngành như: Định vị Doanh nhân thủy sản Việt Nam trên thị trường thế giới; Tăng cường công tác phản biện của Hiệp hội; Truyền thông phục vụ cho CB và XKTS, Hiệp hội đặt ra chiến lược cụ thể cho từng ngành hàng tôm, cá tra, hải sản.

Theo đó, ngành tôm sẽ tập trung cho các vấn đề xuất xứ và truy xuất nguồn gốc, thúc đẩy áp dụng công nghệ vào hoạt động nuôi tôm, tận dụng tốt các cơ hội thuế quan các hiệp định TM thế hệ mới.

Đối với ngành hàng cá tra, Hiệp hội sẽ phối hợp hành động để cùng nhà nước có công cụ hữu hiệu kiểm soát việc cân bằng sản lượng cá nuôi, xây dựng chiến lược XK cá tra cho thị trường Trung Quốc với tầm nhìn dài hạn 5 năm, xây dựng và tham gia để sớm hình thành Quỹ Phát Triển Thị Trường cho cá tra Việt Nam.

Đối với ngành hải sản, Hiệp hội sẽ tiếp tục tham gia tích cực cùng nhà nước sớm giải quyết vấn đề thẻ vàng IUU với thị trường Châu Âu, tập trung xây dựng và thực hiện chiến lược nhập khẩu nguyên liệu trong tình hình mới, nâng cao giá trị bằng công nghệ chế biến mới, hạ giá thành sản phẩm để tăng sức cạnh tranh đặc biệt là nhóm DN vừa và nhỏ…

Báo cáo Ban kiểm tra

Phương hướng hoạt động của Hiệp hội 2019-2020

 

  • Trang chủ - Right- BOTTOM
  • Trang chủ - Right - BOTTOM