Xuân về và vụ tôm đến sớm. COVID-19 đã trở thành nỗi ám ảnh quá lớn lao vì tác hại nó đã gây ra cho thế giới. Tuy nhiên, bây giờ thế giới sống chung với nó, góc độ nào đó cho thấy chúng ta không còn sợ nó. Nhưng dù nó ra sao, chúng ta cũng không sao nhãng, mà biết cách ứng phó linh hoạt, chu toàn cuộc sống của mình trong hoàn cảnh đầy biến động và không ít bất ngờ, rủi ro này. Ngành tôm đã trong tâm thế đó.
Nhập khẩu tôm của Mỹ năm 2021 tăng kỷ lục bất chấp đại dịch. Từ năm 2016-2020, giá trị NK tôm của Mỹ dao động từ 5,7 tỷ USD-6,5 tỷ USD, khối lượng NK dao động từ 606 nghìn tấn - 749 nghìn tấn. Năm 2021, khối lượng NK tôm của Mỹ lần đầu tiên vượt qua mức 800 nghìn tấn, giá trị NK tôm lần đầu tiên vượt qua mốc 7 tỷ USD.
Giá tôm chân trắng nguyên liệu tại một số nước sản xuất chính. Giá tôm chân trắng nguyên liệu theo tuần tại một số nước sản xuất tôm chính trên thế giới. Số liệu do VASEP tổng hợp, mang tính chất tham khảo.
Năm 2021, Ecuador dẫn đầu thế giới về giá trị xuất khẩu tôm. Trong khi năm 2020, Ecuador là nước sản xuất tôm lớn nhất thế giới về khối lượng thì năm 2021 đánh dấu lần đầu tiên nước này đạt giá trị xuất khẩu tôm cao nhất thế giới. Năm 2021, Ecuador đã liên tục tăng công suất và năng lực chế biến các sản phẩm giá trị gia tăng.
Indonesia: Giá tôm tăng trong tuần đầu tiên của năm 2022. Giá tôm chân trắng nguyên liệu tại Indonesia tăng tại các khu vực nuôi tôm chính của nước này là Tây Nusa Tenggara và Đông Java trong tuần đầu tiên của năm mới 2022. Giá tôm tại Tây Nusa Tenggara (tỉnh sản xuất tôm lớn thứ hai của nước này) tăng lên 92.000 IDR/kg (6,42 USD/kg) và 82.000 IDR/kg với cỡ 30 và 40 con/kg và tăng lên 63.000 IDR/kg với cỡ 60 con/kg. Giá tôm cỡ 80 và 100 con/kg cũng tăng lên 57.000 IDR/kg và 45.000 IDR/kg trong giai đoạn này.
Bài học lớn của doanh nghiệp tôm Sóc Trăng năm 2021: Bình tĩnh, chủ động, dám nghĩ, dám làm. Năm khó khăn 2021 đã đi qua, các doanh nghiệp ngành tôm Sóc Trăng vẫn có được thành công lớn với giá trị kim ngạch xuất khẩu đạt trên 1 tỉ USD. Bài học kinh nghiệm cho một năm vượt khó thành công được doanh nghiệp lý giải là do có sự chủ động trong việc thích ứng an toàn.
Bạc Liêu và khát vọng trở thành Trung tâm công nghiệp tôm. Bạc Liêu đã xây dựng đề án “Xây dựng Bạc Liêu trở thành Trung tâm công nghiệp tôm của cả nước”. Đây là một trong những nền tảng để Bạc Liêu tiếp tục đầu tư hạ tầng, nguồn lực để đảm bảo đề án đạt được hiệu quả, đó được xem là một trong những giải pháp dài hạn góp phần tạo động lực cho ngành tôm của tỉnh Bạc Liêu nói riêng, ngành tôm của ĐBSCL và cả nước nói chung ngày càng phát triển bền vững và hiệu quả hơn.
Cà Mau: Chế biến tôm là một trong những điểm sáng của ngành công nghiệp. Năm 2021, lĩnh vực chế biến tôm được xem là một trong những điểm sáng của ngành công nghiệp tỉnh. Mặc dù ảnh hưởng của dịch COVID-19 nhưng các doanh nghiệp đã nỗ lực thực hiện tốt các giải pháp vừa phòng, chống dịch vừa phát triển sản xuất phù hợp.
Để nắm bắt đầy đủ bức tranh ngành tôm Việt Nam trên thị trường thế giới từ năm 2016 đến 2021, xin mời đăng ký Báo cáo ngành hàng tôm 2016 - 2021, dự báo tới 2025