Nghị định điện mặt trời mái nhà chuẩn bị được ban hành

Thủ tướng yêu cầu các cơ quan cần bám sát, đề xuất cấp có thẩm quyền điều chỉnh quy hoạch liên quan, để Nghị định áp dụng sẽ tạo sự khác biệt, nổi trội.

Chiều 23/9, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì cuộc họp của Thường trực Chính phủ về dự thảo Nghị định của Chính phủ quy định cơ chế, chính sách khuyến khích phát triển điện mặt trời mái nhà.

Tạo lợi thế cạnh tranh

Tại cuộc họp, sau khi nghe báo cáo của Bộ Công Thương, ý kiến phát biểu của các đại biểu dự họp, Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu Bộ Công Thương tiếp thu các ý kiến để hoàn thiện dự thảo Nghị định, trình Chính phủ ban hành trong tuần tới.

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì cuộc họp của Thường trực Chính phủ về dự thảo Nghị định, quy định cơ chế, chính sách khuyến khích phát triển điện mặt trời mái nhà.

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì cuộc họp của Thường trực Chính phủ về dự thảo Nghị định, quy định cơ chế, chính sách khuyến khích phát triển điện mặt trời mái nhà.

Thủ tướng yêu cầu Nghị định cần khuyến khích phát triển điện mặt trời mái nhà (ĐMTMN) tự sản, tự tiêu để phát huy tiềm năng khác biệt, cơ hội nổi trội, lợi thế cạnh tranh của Việt Nam về điện mặt trời.

Theo đó, tổ chức, cá nhân đầu tư hệ thống này không dùng hết sẽ được bán lên lưới không quá 20% công suất lắp đặt với mức giá bằng giá trung bình năm trước; mở rộng quy định cho phép giao dịch, mua bán điện mặt trời mái nhà tự dùng tại khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế, khu công nghệ cao.

Thủ tướng cũng yêu cầu các cơ quan bám sát tình hình, đề xuất cấp có thẩm quyền điều chỉnh quy hoạch liên quan khi cần thiết.

Gỡ rào cản “hạn ngạch”

Trước đó tại Diễn đàn “Điện mặt trời mái nhà: Giải pháp chuyển dịch và tiết kiệm năng lượng” do Tạp chí Diễn đàn Doanh nghiệp phối hợp cùng các cơ quan liên quan tổ chức ngày 16/8 tại TPHCM, các chuyên gia năng lượng tái tạo cho biết, điện mặt trời nói chung và điện mặt trời mái nhà nói riêng đã chứng minh là nguồn điện rẻ nhất và dễ thực hiện nhất với hiệu quả công suất đầu ra cao.

Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp cho rằng việc phân bổ "hạn ngạch" theo các tỉnh sẽ là một rào cản lớn để họ và người dân tiếp cận nguồn năng lượng quý giá này. Về mặt quản lý hệ thống điện, việc giám sát và điều khiển ĐMTMN từ trung tâm điều độ quốc gia có thể coi là "điểm mù" do chỉ có thể giám sát đến cấp trạm biến áp 110/22 kV trở lên. Trong khi đó, hệ thống ĐMTMN lại ảnh hưởng từ cấp độ lưới điện hạ áp 0,4 kV. Để giải quyết "điểm mù" này, theo kinh nghiệm từ các nước cho thấy cần phân cấp quản lý theo vùng và tăng cường sự tham gia của các công ty điện lực phân phối tỉnh/ thành trong việc kiểm soát nguồn điện mặt trời phân tán.

Do đó theo các doanh nghiệp, chủ đầu tư khu công nghiệp, chúng ta cần mở rộng room công suất tại các địa phương, không giới hạn ở mức 2600MW như trong Quy hoạch điện VIII. Đồng thời cần có quy định về trình tự thực hiện, thủ tục đầu tư, quy hoạch, xây dựng, bảo vệ môi trường, phòng cháy chữa cháy. Hiện cũng chưa có đánh giá nào về điện năng lượng tái tạo vào hệ thống điện nói chung để đảm bảo an ninh năng lượng.

Bên cạnh đó, cần phải có quy định về tiêu chí lắp đặt, quy mô công suất lắp đặt phù hợp với việc sử dụng của từng nhóm đối tượng (có thể chia ra nhiều nhóm). Đặc biệt cần có định nghĩa về khái niệm “tự dùng”. Định nghĩa lại khái niệm ĐMTMN tự sản tự tiêu thành ĐMTMN tiêu thụ tại chỗ.

1111111.jpg

ĐMTMN sẽ được khuyến khích phát triển đúng và trúng mục đích, phục vụ cho nền kinh tế xanh và bền vững trong thời gian tới.

Cần chính sách khuyến khích phát triển

Tại diễn đàn, đại diện một doanh nghiệp phát triển ĐMTMN cho biết, cần có chính sách cho phép nhà đầu tư tài chính, quỹ vốn và Công ty đầu tư dự án điện MTMN hợp tác với các KCN, CCN, nhà máy sản xuất và Công ty mua bán điện thứ cấp để đầu tư tiêu thụ ĐMT hoàn toàn tại chỗ, không phát lên lưới. Cần xây dựng và ban hành cơ chế giá điện hai thành phần, thu phí cân bằng lưới để cho phát triển ĐMTMN không giới hạn công suất. Do vậy cần đánh giá, đầu tư đúng mức và minh bạch trong điều hành thì chắc chắn tạo điều kiện cho ĐMTMN nói riêng và các nguồn NLTT khác nói chung.

Chẳng hạn cho phép thuê bên thứ 3 vào đầu tư ĐMTMN và bán lại cho chính chủ ĐMT mái nhà của nhà máy đó. Do hiện tại các nhà máy trong khu chế xuất không có kinh nghiệm về ĐMT, cũng như các chính sách không rõ ràng, đẫn đến lúng túng trong việc đầu tư ĐMTMN. Doanh nghiệp này đề xuất Bộ Công Thương cho phép các chủ đầu tư cho bên thứ 3 vào thuê mái và đầu tư cung cấp ĐMT cho chính doanh nghiệp đó theo hình thức tự sản tự tiêu. Cụ thể như cho phép giao dịch, buôn bán ĐMTMN tự sản, tự tiêu trong phạm vi một khu công nghiệp, khu chế xuất.

Đặc biệt ở góc độ kỹ thuật, một đơn vị phát triển và vận hành hệ thống ĐMT đề xuất, cần quy định rõ hơn về đơn vị công suất, tại Dự thảo Nghị định quy định về ĐMTMN tự sản tự tiêu, như đơn vị công suất đưa ra trong là công suất AC (W) hay công suất lắp đặt DC (Wp), hoặc việc phê duyệt và quản lý công suất lắp đặt là công suất AC hay DC hay cả hai? Chẳng hạn các ngưỡng 100KW hay 100KWp? 1000MW hay 1000KWp? Bởi nếu nếu 1000KW được hiểu là công suất AC (tổng công suất định mức lắp đặt inverter) có cần quy định về công suất tối đa DC là bao nhiêu KWp?

Thực hiện được những điều này, ĐMTMN sẽ được khuyến khích phát triển đúng và trúng mục đích, phục vụ cho nền kinh tế xanh và bền vững trong thời gian tới.

Theo Tập chí diễn đàn doanh nghiệp

Chia sẻ:


Bình luận bài viết

Tin cùng chuyên mục