Từ ngày 01/01/2021, cơ quan cấp C/O sẽ cấp mẫu EUR.1 mới từ seri AB

(vasep.com.vn) Bộ Công Thương vừa thông báo, EU đã chấp nhận C/O mẫu EUR.1 với seri AA được cấp bởi cơ quan, tổ chức cấp của Việt Nam đến hết ngày 31/12/2020. Như vậy, các lô hàng xuất khẩu từ Việt Nam có C/O mẫu EUR.1 với seri AA được cấp trước ngày 01/01/2021 vẫn được chấp nhận tại EU, cho dù lô hàng đó nhập khẩu vào EU sau ngày 01/01/2021. Kể từ ngày 01/01/2021, các cơ quan, tổ chức cấp được Bộ Công Thương ủy quyền sẽ cấp C/O mẫu EUR.1 từ seri AB trở đi.

Từ ngày 01012021 cơ quan cấp CO sẽ cấp mẫu EUR1 mới từ seri AB

Sau gần 5 tháng thực thi Hiệp định EVFTA, kim ngạch hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường EU sử dụng C/O mẫu EUR.1 đạt tỷ lệ khá cao, chiếm khoảng trên 14% tổng kim ngạch xuất khẩu sang thị trường này. Theo thống kê của Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương), tính đến hết tháng 11/2020, các cơ quan tổ chức đã cấp trên 54.000 bộ C/O mẫu EUR.1 với kim ngạch gần 2,1 tỷ USD đi 28 nước bao gồm EU-27 và Anh.

Tại Việt Nam, quy tắc xuất xứ hàng hóa trong Hiệp định EVFTA được quy định tại Thông tư số 11/2020/TT-BCT ngày 15/6/2020 của Bộ trưởng Bộ Công Thương, có hiệu lực từ ngày 01/8/2020.

Tại EU, quy tắc xuất xứ hàng hóa trong Hiệp định EVFTA được hướng dẫn tại Tài liệu do EU soạn thảo. Trong đó, một số nội dung mà các doanh nghiệp Việt Nam cần lưu ý để tận dụng ưu đãi từ Hiệp định EVFTA khi xuất khẩu sang thị trường EU.

Ưu đãi thuế quan theo cơ chế GSP

Theo quy định tại Phụ lục 2-A, Phần A, điểm 3 của Hiệp định EVFTA, ưu đãi thuế quan mà EU dành cho Việt Nam theo cơ chế GSP sẽ được cố định và duy trì trong 7 năm đầu tiên sau khi Hiệp định EVFTA có hiệu lực.

- Từ khi Hiệp định EVFTA có hiệu lực đến hết ngày 31/12/2022, nhà xuất khẩu và nhà nhập khẩu có thể lựa chọn sử dụng GSP hoặc EVFTA và áp dụng quy tắc xuất xứ tương ứng với mỗi cơ chế đó.

- Trong 5 năm tiếp theo, hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam sang EU vẫn được phép lựa chọn áp dụng một trong hai mức thuế ưu đãi từ GSP hoặc Hiệp định EVFTA. Tuy nhiên, dù áp dụng thuế quan ưu đãi theo cơ chế nào, hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam cần đáp ứng quy định về quy tắc xuất xứ trong Hiệp định EVFTA.

Ưu đãi thuế quan EVFTA cho hàng hóa đã thông quan tại EU

- Theo quy định tại Chương 3, Luật Hải quan của Liên minh châu Âu, hàng hóa của Việt Nam sau khi nhập khẩu vào EU (đã thông quan) vẫn được hưởng ưu đãi thuế quan khi nộp chứng từ chứng nhận xuất xứ còn hiệu lực được phát hành sau ngày xuất khẩu. Trong trường hợp này, chứng từ chứng nhận xuất xứ (C/O mẫu EUR.1 hoặc chứng từ tự chứng nhận xuất xứ) sẽ được phát hành sau theo quy định tại Điều 17 và Điều 19 (5), Nghị định thư 1, Hiệp định EVFTA.

- Đối với hàng hóa nhập khẩu từ Việt Nam vào EU có C/O mẫu A, đã được thông quan và hưởng ưu đãi theo GSP (một phần hoặc toàn bộ) tại EU, nhà nhập khẩu EU vẫn có thể được hưởng ưu đãi thuế quan theo EVFTA khi chứng minh được hàng hóa đáp ứng quy định tại Hiệp định. Trong trường hợp này, nhà xuất khẩu Việt Nam có thể đề nghị cơ quan, tổ chức cấp được Bộ Công Thương ủy quyền cấp sau C/O mẫu EUR.1 để được hưởng ưu đãi thuế quan theo Hiệp định EVFTA.

C/O mẫu EUR.1

EU đã chấp nhận C/O mẫu EUR.1 với seri AA được cấp bởi cơ quan, tổ chức cấp của Việt Nam đến hết ngày 31/12/2020. Như vậy, các lô hàng xuất khẩu từ Việt Nam có C/O mẫu EUR.1 với seri AA được cấp trước ngày 01/01/2021 vẫn được chấp nhận tại EU, cho dù lô hàng đó nhập khẩu vào EU sau ngày 01/01/2021. Kể từ ngày 01/01/2021, các cơ quan, tổ chức cấp được Bộ Công Thương ủy quyền sẽ cấp C/O mẫu EUR.1 từ seri AB trở đi.

Tài liệu hướng dẫn của EU về quy tắc xuất xứ trong Hiệp định EVFTA vui lòng download file đính kèm bên dưới.

EVFTA Guidance

Tạ Hà
Chuyên gia thị trường cá Tra
Email: taha@vasep.com.vn
Điện thoại 024. 37715055 - ext. 214

Bình luận bài viết

Tin cùng chuyên mục

  • Trang chủ - Right- BOTTOM
  • Trang chủ - Right - BOTTOM