Hội thảo "Giải pháp tăng cường thực thi chính sách pháp luật về quản lý nuôi, CBTS và kiểm soát khai thác thuỷ sản IUU"

Hội thảo "Giải pháp tăng cường thực thi chính sách pháp luật về quản lý nuôi, CBTS và kiểm soát khai thác thuỷ sản IUU" do Ủy ban KHCN&MT Quốc hội chủ trì sẽ diễn ra tại Cần Thơ ngày 23/8/2022 và Đà Nẵng ngày 26/8/2022.

Chú thích ảnh

Hội thảo được tổ chức nhằm lấy ý kiến để hoàn thiện Báo cáo giám sát “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý nuôi, chế biến thủy sản và kiếm soát khai thác thủy sản bất hợp pháp, không khai báo và không theo quy định” theo Nghị quyết số 394/NQ-UBKHCNMT15 ngày 19/1/2022 trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

Thành phần tham dự đến từ đại diện nhiều cơ quan nhà nước và cơ quan quản lý địa phương như đại diện lãnh đạo Bộ NN&PTNT, Tổng cục Thủy sản, các Cục, Vụ thuộc Bộ NN&PTNT, đại diện Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Công An, Bộ Quốc Phòng, đại diện Ủy ban KHCN&MT, Vụ KHCN&MT, đại diện Cơ quan Quản lý các tỉnh Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cần Thơ…, các Hiệp hội (VASEP, VINAFIS, VINATUNA…), các Doanh nghiệp khai thác, nuôi, chế biến, XNK thủy sản, các viện nghiên cứu, trường đại học, chuyên gia…

Các vấn đề được đưa ra trong báo cáo đề dẫn để tham luận tại Hội thảo như vấn đề về quy hoạch, đầu tư hạ tầng cho nuôi, CBTS; đánh giá việc ban hành tổ chức thực hiện các quy định pháp luật về kiểm soát khai thác IUU… Tại mỗi Hội thảo, Hiệp hội VASEP và 2-3 DN thành viên sẽ có phát biểu tham luận. Nội dung Hiệp hội VASEP và nhiều DN thành viên quan tâm muốn được báo cáo là những bất cập, khó khăn tại QCVN nước thải chế biến thủy sản và QCVN nước thải ao nuôi thủy sản.

Trong hơn 5 năm qua, Hiệp hội & các DN thành viên đã có nhiều văn bản kiến nghị cũng như họp, trao đổi với đại diện Bộ TNMT về các bất cập, khó khăn liên quan đến QCVN nước thải chế biến thủy sản & quy chuẩn nước thải ao nuôi thủy sản. Gần đây nhất là văn bản số 04/2022/CV-VASEP ngày 21/01/2022 VASEP báo cáo-kiến nghị với Thủ tướng Chính phủ và Bộ trưởng Bộ TNMT: 

(1) Ao nuôi thủy sản: Hiện tại và cả dự thảo QCVN do Tổng cục Môi trường đang chủ trì dự kiến sắp ban hành thì nước thải từ ao nuôi thủy sản tập trung đang bị đưa vào chung QCVN nước thải công nghiệp, trong khi chăn nuôi lại có quy chuẩn riêng. Nhiều chỉ tiêu thật sự không phù hợp cho nuôi trồng thủy sản, là mức yêu cầu đặt ra các thách thức lớn trong xử lý nước thải nông nghiệp nói chung và nuôi trồng thủy sản nói riêng, một cách không cần thiết và giảm tính cạnh tranh của nông nghiệp Việt Nam.   

 (2) CQCVN nước thải CBTS: QCVN 11:2015 về nước thải chế biến thủy sản đang áp dụng với chỉ tiêu phospho là 20ppm cột B và 10ppm cột A là ngưỡng không phù hợp và rất khó để đạt khi mà phospho đầu vào hệ thống nước thải chế biến thủy sản là cao 150-250ppm, công nghệ xử lý tối ưu hiện tại cũng chỉ giải quyết được 80% phosphor. Theo dự thảo quy chuẩn nước thải công nghiệp (bãi bỏ QCVN-11/2015 về nước thải chế biến thủy sản) thì quy định về ngưỡng chỉ tiêu phospho đối với nước thải chế biến thuỷ sản sau xử lý lại tiếp tục bị đưa xuống quá thấp (chỉ 4-6ppm, so với mức 20ppm của QCVN-11/2015) và chưa xét đến yếu tố đặc thù của ngành cũng như hiện hữu chưa có giải pháp công nghệ để đáp ứng đặc thù nước thải của thủy sản (phospho hữu  cơ đầu vào cao). Doanh nghiệp thuỷ sản đang gặp thách thức lớn và chưa tìm ra được công nghệ xử lý. 

Hiệp hội kiến nghị Bộ TNMT xem xét sửa đổi để (i) có một Quy chuẩn nước thải riêng & phù hợp cho nuôi trồng thủy sản; (ii) chỉnh sửa các quy định về chỉ tiêu phospho (lên 40ppm B, 30ppm A) tại QCVN đang dự thảo cho nước thải chế biến thủy sản phù hợp với điều kiện thực tế, khả năng công nghệ, yếu tố đặc thù ngành và thông lệ khu vực tại các nước tương đương về kinh tế xã hội (CV 04/CV-VASEP ngày 21/01/2022). 

Kim Thu
Chuyên gia thị trường Tôm
Email: kimthu@vasep.com.vn
Điện thoại 024. 37715055 – ext.203

Bình luận bài viết

Tin cùng chuyên mục