Doanh số bán lẻ thủy sản tại Mỹ phục hồi

(vasep.com.vn) Lạm phát tăng cao từ đầu năm khiến nhu cầu tiêu thụ thủy sản tại Mỹ giảm. Tuy nhiên, tình trạng này có thể sẽ chấm dứt khi những vấn đề trong chuỗi cung ứng đang giảm bớt và lạm phát dường như đã đạt đỉnh.

Dữ liệu từ công ty nghiên cứu thị trường IRI có trụ sở tại Chicago cho thấy doanh thu từ thủy sản tươi tăng 2,5% lên 3,8 tỷ USD trong 13 tháng kết thúc vào 7/8/2022, nhưng doanh số bán hàng theo đơn vị giảm gần 13% do giá tăng 18% so với cùng kỳ năm ngoái.

Theo ông Chris Dubois, Phó Chủ tịch cấp cao của IRI, giá tăng 18% làm khối lượng tiêu thụ sụt giảm. Nguyên nhân của tăng giá là do chi phí kho lạnh, nhân công, chi phí vận chuyển tăng.

Giá tôm tươi (mặt hàng được ưa thích nhất) tăng 10% trong giai đoạn này làm sản lượng tiêu thụ giảm 18%. Doanh số bán giảm 10% xuống 853,4 triệu USD. Cá hồi, loại hải sản phổ biến thứ hai trong số các hộ gia đình ở Mỹ, giảm 4% về doanh số bán hàng theo đơn vị nhưng doanh số bán hàng bằng đồng USD tăng 9% do giá mỗi pao tăng 14%.

Tuy nhiên, các yếu tố gây ra lạm phát dường như đang trở lại bình thường. Theo báo cáo Nghiên cứu Kinh tế Desjardins do tập đoàn tài chính Canada công bố vào tháng 8, sự gián đoạn chuỗi cung ứng dường như đang giảm bớt, giá dầu và ngũ cốc có thể sẽ trở lại mức trước khi diễn ra cuộc chiến ở Ukraine.

Chú thích ảnh

 Đại dịch đã làm thay đổi xu hướng tiêu dùng hải sản tại Mỹ

Đại dịch Covid-19 làm nhiều người Mỹ có xu hướng tiêu dùng hải sản ở nhà kể cả khi lĩnh vực dịch vụ thực phẩm mở cửa trở lại và ảnh hưởng của lạm phát. Dữ liệu từ IRI cho thấy doanh số bán lẻ thủy sản đạt mức cao kỷ lục trong thời kỳ đại dịch. Doanh số bán hàng thủy sản tươi và đông lạnh bằng đồng USD tăng 28%, đạt 16,5 tỷ USD vào năm 2020 so với năm 2019. Doanh số bán hàng tăng thêm 0,9% vào năm 2021.

Xu hướng mà các nhà bán lẻ gọi là "cao cấp" có thể sẽ tiếp tục, đặc biệt trong thời kỳ đại dịch người tiêu dùng có xu hướng sử dụng các mặt hàng thực phẩm và đồ uống đắt tiền hơn, bao gồm cả thủy sản. Theo Dubois, hình tiêu dùng thủy sản sắp tới lạc quan hơn. Doanh số bán và lượng tiêu thụ hải sản sẽ phục hồi mạnh mẽ trở lại. Ông tin tưởng rằng thủy sản cũng có vị thế tốt trong dài hạn.

Ông cho biết thế hệ thế hệ Millennials và thế hệ gen Z là hai nhóm khách hàng đóng góp lớn trong sự tăng trưởng tiêu thụ thủy sản.
 

Thùy Linh (Theo undercurrentnews)

Chia sẻ:


Bình luận bài viết

Tin liên quan
Tin cùng chuyên mục