Thị trường thế giới

(vasep.com.vn) Ngày 12/5/2025, Bộ Ngoại giao Mỹ công bố quyết định và chứng nhận thường niên về các quốc gia và ngư trường được phép xuất khẩu tôm đánh bắt tự nhiên hoặc các sản phẩm từ tôm vào thị trường Mỹ.

(vasep.com.vn) Thị trường tôm đông lạnh nhập khẩu của Trung Quốc tiếp tục phải đối mặt với áp lực giá giảm sau kỳ nghỉ lễ Lao động (1-5 tháng 5) không kích thích được nhu cầu tiêu dùng trong một thị trường vốn đã yếu.

(vasep.com.vn) Một nghiên cứu mới tại Trung Quốc – quốc gia sản xuất thủy sản lớn nhất thế giới – đã lần đầu tiên đánh giá dấu chân carbon (carbon footprint) của mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng (Litopenaeus vannamei) trong hệ thống tuần hoàn khép kín (RAS). Kết quả cho thấy hệ thống này có tiềm năng giảm phát thải nếu sử dụng năng lượng tái tạo và tối ưu hóa hiệu suất nuôi.

(vasep.com.vn) Sản lượng tôm trung bình của các tàu đánh bắt ở Mexico đã giảm đáng kể 24% trong 5 năm qua, ước tính thiệt hại khoảng 13.600 tấn.

(vasep.com.vn) Canada sẽ tiếp tục giữ vững vị thế là nước xuất khẩu tôm nước lạnh lớn thứ hai thế giới nhờ vào việc tăng hạn ngạch cho mùa vụ 2025/2026.

(vasep.com.vn) Giá tôm thẻ chân trắng Nam Mỹ đang tăng tại hai thị trường tiêu thụ lớn nhất thế giới – Trung Quốc và Hoa Kỳ – tạo ra những tín hiệu đầu tiên cho một đợt điều chỉnh mới trên thị trường toàn cầu. Sau ba tháng sụt giảm liên tục, thị trường Trung Quốc đã ổn định và bắt đầu phục hồi. Tại Hoa Kỳ, bất ổn chính sách đã kích hoạt một làn sóng tích trữ hàng hóa, tạo nên hiện tượng mà nhiều chuyên gia gọi là "phục hồi ở phương Đông và chạy theo ở phương Tây".

Theo Union Forsea Corp., lượng tôm sú đông lạnh nhập khẩu vào Hàn Quốc đã giảm mạnh trong hai tháng đầu năm 2025, chỉ đạt 258 tấn – giảm 48% so với cùng kỳ năm ngoái. Riêng trong tháng 2, con số này là 168 tấn, so với 325 tấn vào tháng 2/2024.

(vasep.com.vn) Nga đang đẩy mạnh khai thác tôm tự nhiên nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng đối với loại hải sản có vỏ này, cả trong nước lẫn quốc tế.

(vasep.com.vn) Hoa Kỳ đã nhập khẩu 64.145 tấn tôm, trị giá 530,9 triệu USD trong tháng 2/2025, tăng 8% về khối lượng và tăng 16% về giá trị so với 59.668 tấn trị giá 456,5 triệu USD đô la được nhập khẩu vào tháng 2/2024, theo Cơ quan Quản lý Khí quyển và Đại dương Quốc gia (NOAA).

(vasep.com.vn) Giá tại trang trại của Thái Lan đối với tôm cỡ 60 con đã giảm 0,20 USD/kg trong tuần mà Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump công bố mức thuế 36% đối với hàng nhập khẩu từ Thái Lan.

(vasep.com.vn) Dữ liệu của hải quan Trung Quốc cho thấy lượng tôm nước ấm đông lạnh nhập khẩu của Trung Quốc giảm về khối lượng nhưng vẫn ổn định về giá trị trong 2 tháng đầu năm 2025 do giá thị trường toàn cầu phục hồi.

(vasep.com.vn) Mặc dù khối lượng xuất khẩu tôm của Việt Nam trong tháng 2 vẫn thấp nhưng giá xuất khẩu bình quân đã vượt mức 9 USD/kg.

(vasep.com.vn) Các nhà cung cấp tôm từ Ấn Độ và Đông Nam Á đang hoãn giao hàng sang Mỹ do mức thuế 10% đầu tiên của chính quyền Tổng thống Trump có hiệu lực từ ngày 5/4, và thuế tăng mạnh hơn từ 9/4. Họ tìm cách thương lượng lại giá để chia sẻ chi phí. Mức thuế nhập khẩu tôm có thể lên tới 74,6% với Việt Nam, do cộng thêm thuế chống bán phá giá và thuế đối kháng, khiến ngành tôm châu Á phản ứng thận trọng và linh hoạt theo từng thị trường.

(vasep.com.vn) Báo cáo FAO cho thấy thị trường tôm toàn cầu năm 2024 mất cân bằng cung - cầu. Nhập khẩu của Trung Quốc giảm 6,54%, trong khi Ecuador – nước xuất khẩu tôm lớn nhất – gặp khó khăn do nhu cầu yếu và giá thấp. Mỹ cũng giảm nhập khẩu 3,17% do tiêu dùng chậm lại, tồn kho cao và thuế nhập khẩu tăng. Trong khi đó, EU giữ ổn định, Nhật Bản tăng nhập khẩu 8,33%. Xu hướng nuôi tôm châu Á thay đổi, nhiều nước chuyển sang tôm sú để tìm lợi nhuận cao hơn. FAO dự báo tăng trưởng ngành chậm lại vào 2025, với nhiều điều chỉnh cần thiết để thích ứng.

Ngành công nghiệp tôm hùm của Canada đang phải đối mặt với những thách thức đáng kể do thuế quan tăng, dẫn đến mất thị phần tại Trung Quốc. Sự suy giảm này dự kiến ​​sẽ được bù đắp bởi các quốc gia như Hoa Kỳ, Việt Nam, Úc và New Zealand.