(vasep.com.vn) Trong thời kỳ hậu đại dịch, tiêu thụ thủy sản trên thị trường Trung Quốc đã có một số những thay đổi cơ bản. Theo đó, “độ tươi” của thủy sản đã trở thành mối quan tâm hàng đầu của người tiêu dùng trong thời gian gần đây.

Những năm gần đây, tình hình thời tiết trên biển diễn biến rất phức tạp và ngày càng khó lường. Đặc biệt, khu vực biển Đông xuất hiện ngày càng nhiều những cơn bão mạnh và siêu bão, ảnh hưởng không nhỏ đến sinh kế của hàng triệu ngư dân. Trong khi đó, nghề khai thác, đánh bắt thủy hải sản vẫn chưa được hiện đại hóa và tạo ra hàng loạt áp lực cho phát triển bền vững, nhất là tình trạng khai thác mang tính hủy diệt nguồn lợi thủy sản.

Quy định khống chế tỷ lệ trần chi phí lãi vay đối với tất cả doanh nghiệp có giao dịch liên kết hay vay vốn ngân hàng là không hợp lý.

Nhiều tin tốt từ thị trường thế giới cũng như xu hướng tiêu dùng gia tăng ở các thị trường chính đã đem lại triển vọng phục hồi xuất khẩu cho ngành thủy sản Việt Nam.

Xuất khẩu hàng hóa trong tháng 10 dù lấy lại đà hồi phục, nhưng tính chung 10 tháng vẫn tiếp tục tăng trưởng âm. Trong khi đó, sự bất ổn, không chắc chắn của kinh tế toàn cầu vẫn đang ở mức cao nhất trong nhiều năm, sẽ còn tác động tiêu cực đến ổn định kinh tế vĩ mô và triển vọng tăng trưởng xuất khẩu của Việt Nam trong thời gian tới khi nước ta là nền kinh tế có độ mở lớn.

(vasep.com.vn) Hạ viện Italy bắt đầu thảo luận dự luật cấm sản xuất, nhập khẩu và bán thực phẩm tổng hợp. Trước đó, đề xuất tương ứng đã được Thượng viện thông qua.

(vasep.com.vn) Trung Quốc từ lâu đã là khách hàng thủy sản lớn nhất của Nhật Bản, với kim ngạch nhập khẩu hải sản đạt gần nửa tỷ USD vào năm ngoái. Tuy nhiên, vào cuối tháng 8, Trung Quốc đã áp đặt lệnh cấm nhập khẩu tất cả thủy sản từ Nhật Bản để đáp trả việc Tokyo xả nước thải phóng xạ đã qua xử lý từ nhà máy điện hạt nhân Fukushima ra biển.

Nhằm bảo vệ nguồn lợi thủy sản vùng biển ven bờ đang bị khai thác quá mức, Sở Nông nghiệp - Phát triển nông thôn tỉnh Quảng Ngãi đề xuất cấm đánh bắt có thời hạn 5 khu vực biển để bảo vệ và tái tạo nguồn lợi biển.

(vasep.com.vn) Khối lượng kim ngạch thương mại các sản phẩm cá giữa Nga và Trung Quốc trong 9 tháng đầu năm nay đạt 879 nghìn tấn, trị giá gần 1,9 tỷ USD, tăng 86% về khối lượng và 40% về giá trị so với cùng kỳ năm 2022.

Hàng trăm container thủy sản của doanh nghiệp tồn kho không thể XK được do vướng các quy định trong việc cấp chứng thư (H/C) kèm lô hàng thủy sản nhập khẩu vào Việt Nam để chế biến XK vào EU.

(vasep.com.vn) Doanh số bán thủy sản tại Mỹ đã tăng cao hơn nhờ khối lượng chương trình khuyến mãi tăng gần gấp đôi so với năm ngoái. Trong đó người tiêu dùng được hưởng mức giá phù hợp hơn và các khoản đầu tư khuyến mãi vào hải sản tươi sống đã tăng 50% so với năm 2019.

Theo thông skê sơ bộ, 10 tháng đầu năm 2023, sản lượng và kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng nông, thủy sản qua cửa khẩu Móng Cái tăng mạnh, đạt trên 1,1 tỷ USD.

(vasep.com.vn) Fedapesca, hiệp hội những người bán cá ở Tây Ban Nha, đã yêu cầu đánh thuế lành mạnh trong nhiều năm để giúp hỗ trợ việc ăn uống lành mạnh. Dữ liệu cho thấy trong hơn 10 năm, các hộ gia đình Tây Ban Nha bắt đầu tiêu thụ ít hơn 8 kg cá/người/năm. Con số này tương đương với tổng sản lượng khoảng 380 triệu kg cá mỗi năm.

Đó là chủ đề chính của buổi hội thảo “Giảm phát thải khí nhà kính trong nuôi trồng thủy sản” diễn ra vào sáng 3/11 tại Hội trường tòa nhà Công nghệ cao (Trường Đại học Cần Thơ). Hội thảo do tổ chức ActionAid Quốc tế tại Việt Nam phối hợp với Trường Đại học Cần Thơ và Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Bạc Liêu tổ chức. Dự hội thảo có đại diện tổ chức ActionAid; Quỹ Hỗ trợ chương trình, Dự án An sinh xã hội Việt Nam (AFV) và đại diện ngành nông nghiệp các tỉnh có nghề nuôi tôm khu vực đồng bằng sông Cửu Long.

Bộ NN&PTNT yêu cầu xử lý nghiêm hành vi lợi dụng bảo đảm an ninh, an toàn thực phẩm để hạ uy tín, ảnh hưởng tiêu cực đến sản xuất, kinh doanh lành mạnh của các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân.