Theo đó, Bộ Tài chính trả lời phản ánh, kiến nghị của Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thuỷ sản Việt Nam (VASEP) tại Công văn số 78/CV-VASEP về việc áp trần chi phí lãi vay:
- Sửa đổi lại điểm d khoản 2 Điều 5 Nghị định số 132/2020/NĐ-CP để huỷ bỏ quy định coi giao dịch đi vay giữa ngân hàng và doanh nghiệp vay dài hạn để đầu tư là giao dịch liên kết, giúp DN không phải bị áp trần chi phí lãi vay khi tính thuế TNDN.
- Sửa đổi lại quy định các đối tượng không thuộc phạm vi áp trần chi phí lãi vay tại điểm c, khoản 3 Điều 16 Nghị định số 132/202/NĐ-CP như tổ chức tín dụng, tổ chức kinh doanh bảo hiểm, công ty chứng khoán,… để các DN sản xuất không phải chịu áp mức trần của tổng chi phí lãi vay được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế TNDN.
Bộ Tài chính trả lời như sau:
- Về việc kiến nghị sửa đổi điểm d khoản 2 Điều 5 Nghị định số 132/2020/NĐ-CP: Triển khai thực hiện Nghị định số 105/NQ-CP ngày 15/7/2023 và Nghị quyết số 01/NQ-CP ngày 05/01/2024 của Chính phủ, Bộ Tài chính đã xây dựng hồ sơ dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định số 132/2020/NĐ-CP ngày 5/11/2020 của Chính phủ quy định về quản lý thuế đối với DN có giao dịch liên kết và gửi lấy ý kiến rộng rãi đối với dự thảo Nghị định nêu trên (Công văn số 7013/BTC-TCT ngày 5/7/2024 gửi xin ý kiến các Bộ, cơ quan ngang Bộ, YBND các tỉnh, thành phố…và đăng tải dự thảo Nghị định trên Cổng thông tin điện tử Chính phủ, Cổng thông tin điện tử của Bộ Tài chính để xin ý kiến). Trong đó, Bộ Tài chính đã nghiên cứu và đề xuất sửa đổi điểm d khoản 2 Điều 5 Nghị định số 132/202/NĐ-CP.
- Về kiến nghị sửa đổi điểm c khoản 3 Điều 16 Nghị định số 132/2020/NĐ-CP: Quy định về việc khống chế chi phí lãi vay được trừ đối với DN có giao dịch liên kết để hạn chế tình trạng DN vay vốn quá mức, khả năng chi trả (chi phí lãi vay được trừ tương ứng với hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của DN) và khắc phục trường hợp chuyển giá trông qua lãi vay trả cho các bên liên kết, góp phần làm lành mạnh tình hình tài chính DN nói riêng và an ninh tài chính quốc gia tiền tệ nói chung. Đồng thời, quy định này cũng phù hợp với thông lệ quốc tế (theo khuyến nghị của OECD) và rất nhiều nước trên thế giới cũng áp dụng. Việc ban hành quy định này phù hợp với chủ trương của Đảng và Nhà nước về việc “Nghiên cứu, xây dựng các quy định khắc phục tình trạng “vốn mỏng”, chuyển giá; “Hoàn thiện, bổ sung các quy định chặt chẽ trong pháp luật về thuế… để kiểm soát, quản lý, ngăn chặn chuyển giá” (Nghị định số 50/NQ-TW ngày 20/8/2019 của Bộ Chính trị)