Sản xuất

Để góp phần lan tỏa vai trò của mình trong việc giải quyết nhiều bài toán ý nghĩa và thiết thực với đời sống kinh tế xã hội, ngành năng lượng nguyên tử sẽ cần tập trung phát triển một số ứng dụng mới như truy xuất nguồn gốc, nông nghiệp xanh và kiểm soát dịch bệnh…

Tháng 8/2021 sản xuất nông nghiệp gặp nhiều khó khăn do giãn cách xã hội để phòng chống dịch Covid-19, nhưng nông dân vẫn vượt khó để duy trì sản xuất. Nhờ vậy sản lượng chăn nuôi vẫn tăng, sản lượng thủy sản và nhiều loại cây trồng chỉ giảm nhẹ so với cùng kỳ năm trước...

Theo Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương), trong nửa đầu tháng 8-2021, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam đạt 263,8 triệu đô la Mỹ, giảm 41% so với nửa cuối tháng 7-2021 và giảm 30,1% so với cùng kỳ năm 2020.

Sóc Trăng đang dẫn đầu cả nước về xuất khẩu thủy sản nói chung và xuất khẩu tôm nói riêng trong 7 tháng đầu năm nay.

Theo Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam (VASEP), công suất chung của các nhà máy chế biến thuỷ sản phía nam chỉ còn khoảng 40%. Nhiều khó khăn đang bủa vây các doanh nghiệp (DN) thuỷ sản.

Phát triển sinh kế, nuôi thủy sản (vọp kết hợp ốc len) dưới tán rừng ngập mặn tại huyện Cù Lao Dung (tỉnh Sóc Trăng) trong thời gian qua được Trung tâm Khuyến nông tỉnh triển khai thực hiện đã góp phần tăng thêm thu nhập cho người dân ven biển, tăng cường công tác bảo vệ rừng cũng như bảo tồn và phát triển nguồn lợi thủy sản tự nhiên. Qua thời gian thực hiện, mô hình sinh kế này đã đem lại một số hiệu quả bước đầu.

Để hạn chế tác động tiêu cực của dịch bệnh Covid-19 đến ngành nuôi trồng thủy sản, tại các địa phương của tỉnh Hải Dương đang hình thành các chuỗi liên kết sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm.

Trao đổi với phóng viên Tiền Phong, ông Vũ Tiến Lộc, đại biểu Quốc hội, Chủ tịch Phòng Thương mại & Công nghiệp Việt Nam (VCCI) nhận định: Trong cuộc chiến “chống dịch như chống giặc”, cần bảo vệ doanh nghiệp như bảo vệ “đồng đội”. Phải chắt chiu từng cơ hội cho doanh nghiệp trong sản xuất, kinh doanh thời COVID-19.

Trong 7 tháng đầu năm, cả nước có gần 80.000 doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh có thời hạn hoặc ngừng hoạt động chờ làm thủ tục giải thể.

Tính đến tháng 7/2021, diện tích nuôi trồng thủy sản trên địa bàn huyện Long phú ước thả nuôi gần 140 ha, lũy kế trên 562 ha, đạt 80,29% kế hoạch, giảm hơn 76 ha so cùng kỳ, diện tích nuôi tôm nước lợ hơn 155 ha, giảm hơn 53 ha so cùng kỳ; cá da trơn thả nuôi gần 17 ha, tăng 5,63 ha; cá ao mương vườn 390 ha, tăng 5 ha. Tổng sản lượng khai thác và nuôi trồng thuỷ sản ước thực hiện 2.520 tấn, đạt 50,4% chỉ tiêu nghị quyết, giảm 16 tấn so cùng kỳ; sản lượng tôm 595 tấn, giảm 261 tấn so cùng kỳ, giá bán tôm thẻ loại 100 con/kg từ 85.000 - 90.000 đồng/kg, loại 40 con/kg từ 110.000 - 115.000 đồng, tương đương cùng kỳ; cá da trơn 1.925 tấn, tăng 245 tấn, giá bán 21.000 - 22.000 đồng/kg, tăng 2.000 - 3.000 đồng.

Không được cấp giấy đi đường, các doanh nghiệp không thể duy trì sản xuất, kinh doanh. Các hiệp hội ngành hàng đề xuất giải pháp tháo gỡ.

Sau nhiều tháng tăng trưởng liên tiếp trong hoạt động xuất khẩu thì bắt đầu từ tháng 8 kim ngạch xuất khẩu của ngành thủy sản đã giảm mạnh. Các chuyên gia dự báo, trong những tháng còn lại của năm 2021 ngành này sẽ còn đối diện với nhiều thách thức hơn nữa trong hoạt động sản xuất và xuất khẩu.

Các tháng cuối năm 2021 là thời kỳ thu hoạch chính đối với tôm, cá tra. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) tiếp tục đề xuất các tỉnh tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, đảm bảo vận chuyển thông suốt để duy trì sản xuất và xuất khẩu.

Cùng với con cá tra và các loại tôm nuôi nước lợ đã được đẩy mạnh xuất khẩu, hiện nay nhiều loại thủy sản nuôi nước ngọt và nuôi ở biển tại vùng ÐBSCL như: cá rô phi, điêu hồng, tôm càng xanh, lươn, ếch, nghêu sò, cua biển… được một số doanh nghiệp thu mua chế biến xuất khẩu. Tiềm năng và cơ hội đẩy mạnh xuất khẩu các loại thủy sản này còn rất lớn nếu có sự liên kết tốt giữa người nuôi và các doanh nghiệp. Ðây cũng là lối mở để giải quyết tình trạng giá giảm thấp dưới giá thành của nhiều loại thủy hải sản do ảnh hưởng bởi dịch COVID-19...

Làm việc với Viện Cơ điện và Công nghệ sau thu hoạch, Thứ trưởng Phùng Đức Tiến nhấn mạnh chiến lược nghiên cứu, chế tạo sản phẩm cho các HTX, doanh nghiệp nhỏ và vừa.