Sản xuất

Phó Trưởng phòng NN&PTNT huyện Quảng Điền (tỉnh Thừa Thiên Huế), bà Trần Thị Thanh Nhã khẳng định, nuôi trồng thủy sản (NTTS) theo chuỗi giá trị là hướng đi phù hợp, bền vững.

Theo báo cáo của Phòng Kinh tế huyện Vạn Ninh (Khánh Hòa), trong tháng 8, sản lượng khai thác và nuôi trồng thủy sản của huyện đạt 870 tấn. Trong đó, sản lượng khai thác khoảng 678 tấn, sản lượng nuôi trồng khoảng 192 tấn.

Trong những năm qua, ngành chế biến thủy sản đã nắm bắt nhanh xu hướng hội nhập, khai thác hiệu quả lợi thế từ các hiệp định thương mại tự do (FTA) và dần khẳng định là một trong những ngành xuất khẩu chủ lực của đất nước. Dẫu vậy, ngành này vẫn bị đánh giá “yếu thế” hơn trong cạnh tranh so với nhiều quốc gia xuất khẩu thuỷ sản lớn khác.

Khi các thị trường xuất khẩu chính của ngành thủy sản Việt Nam dần phục hồi nhờ việc đẩy mạnh tiêm chủng vaccine Covid-19 là lúc các doanh nghiệp thủy sản trong nước cần tăng tốc. Tuy nhiên, đứng trước nguy cơ đứt gãy chuỗi sản xuất do tình hình dịch bệnh căng thẳng, các doanh nghiệp thủy sản Việt Nam khó tận dụng triệt để cơ hội này.

Theo báo cáo mới nhất của Tổ công tác 970 gửi tới Phó Thủ tướng Lê Minh Khái, đã có 104 cơ sở dừng sản xuất do không đáp ứng yêu cầu 3 tại chỗ. Toàn chuỗi sản xuất, kinh doanh thủy sản bị ảnh hưởng.

Cơ quan Quản lý Dược và thực phẩm Đài Loan (TFDA) vừa có văn bản gửi Văn phòng Kinh tế Văn hóa Việt Nam tại Đài Bắc thông báo về Danh sách doanh nghiệp thủy sản Việt Nam đạt chuẩn được phép xuất khẩu thủy sản vào Đài Loan.

Mô hình nuôi xen ghép tôm, cua, cá cho thấy rất phù hợp với những vùng nuôi thấp triều, thường xuyên xảy ra dịch bệnh.

Mặc dù hoạt động sản xuất thủy sản vẫn đang duy trì nhưng giá cá tra giống rất thấp, giá cá tra thương phẩm giảm kéo dài; giá tôm cũng giảm gần đây nên không kích thích tái sản xuất. Nếu tình hình này kéo dài sẽ dẫn đến nguy cơ thiếu nguyên liệu thủy sản cuối năm.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn vừa có quyết định phê duyệt Đề án phát triển nuôi trồng thủy sản (NTTS) bền vững vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) đến năm 2030, với mục tiêu đến năm 2030 tốc độ tăng trưởng giá trị NTTS đạt trên 4%/năm; giá trị xuất khẩu đạt trên 9 tỷ USD…

Theo các DN, nguyên liệu phục vụ chế biến xuất khẩu thủy sản chỉ đạt khoảng 40-50% do việc thực hiện giãn cách xã hội. Dự tính nguồn nguyên liệu cho sản xuất thủy sản xuất khẩu những tháng cuối năm sẽ thiếu hụt 20-30%.

ĐBSCL là vùng sản xuất, xuất khẩu tôm và cá tra chủ lực của cả nước, dù gặp những khó khăn bởi dịch Covid-19, nhưng các doanh nghiệp chế biến thủy sản vẫn nỗ lực hoạt động để đảm bảo các đơn hàng xuất khẩu; góp phần giải quyết việc làm và ổn định tiêu thụ nguyên liệu cho người nuôi.

(vasep.com.vn) Ngày 18/8/2021, Bộ Công Thương đã công bố Danh sách “Doanh nghiệp xuất khẩu uy tín” năm 2020. Năm nay, có 45 doanh nghiệp chế biến, XK thủy sản nằm trong danh sách này.

Trong bối cảnh hiện nay, theo Cục Phòng vệ thương mại (PVTM), Bộ Công Thương, việc các nước ngày càng gia tăng điều tra, áp dụng các biện pháp PVTM đối với hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam là một trong những trở ngại lớn đối với hoạt động xuất khẩu.

Dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, xuất khẩu thủy sản Trung Quốc gặp nhiều yếu tố bất lợi. Nhiều doanh nghiệp không bỏ trứng vào một giỏ, tìm kiếm những thị trường mới tiềm năng và hấp dẫn hơn.

123 nhà máy chế biến thủy sản tại các tỉnh phía nam phải dừng hoạt động sản xuất khi phát hiện công nhân nhiễm Covid-19 và không kham nổi gánh nặng tài chính để duy trì “3 tại chỗ”.