Sản xuất

Ngày 1/12, Văn phòng SPS Việt Nam phối hợp Báo Nông nghiệp Việt Nam tổ chức buổi phổ biến các quy định, cam kết về SPS trong Hiệp định EVFTA với châu Âu.

Quy định mới về kiểm soát an toàn thực phẩm đối với hàng hóa nước ngoài của Trung Quốc sắp có hiệu lực. Ðiều này khiến không ít doanh nghiệp (DN) lo ngại bởi, từ trước đến nay, nhiều đơn vị ỉ lại thị trường Trung Quốc dễ tính nên không chịu thay đổi. Giờ đây, thị trường quay ngoắt với những tiêu chuẩn khắt khe, đòi hỏi DN Việt phải bỏ nhanh việc làm ăn hời hợt, chấp nhận sự cạnh tranh chuyên nghiệp.

Trong các chính sách để hồi phục kinh tế do tác động tai hại của dịch bệnh, các chuyên gia khuyến cáo cần chú ý tới tính bền vững trong bối cảnh “sống chung với COVID-19”, thay vì tập trung theo hướng “ứng phó với COVID-19” và chỉ tập trung tháo gỡ khó khăn do tác động của đại dịch.

Khi xuất khẩu nông sản sang EU, doanh nghiệp Việt cần làm việc kỹ với nhà nhập khẩu về nhãn hàng, chất lượng sản phẩm, bao bì, kiểm tra hợp đồng… tránh tình trạng hàng bị ách lại cảng.

Trong tháng 11/2021, ngành chăn nuôi tiếp tục gặp khó khăn do nhu cầu tiêu thụ chưa cao, giá bán sản phẩm giảm và dịch tả lợn châu Phi đang diễn biến phức tạp tại nhiều địa phương. Trong khi đó, hoạt động thu hoạch và chế biến thủy sản, lâm sản đang trên đà hồi phục do nhiều địa phương đã trở về trạng thái “bình thường mới”...

Mới đây, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã ban hành Thông tư số 11/2021/TT-BNNPTNT công bố bảng mã số HS đối với Danh mục hàng hóa thuộc thẩm quyền quản lý nhà nước của bộ và Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu phải kiểm tra chuyên ngành trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn.

Ngày 25/11, tại Trụ sở Chính phủ, Phó Thủ tướng Lê Văn Thành, Chủ tịch Hội đồng thẩm định chủ trì họp thẩm định Quy hoạch vùng đồng bằng sông Cửu Long, thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến 2050.

Sau hơn 5 năm thực thi Hiệp định Liên minh kinh tế Á – Âu, mặc dù thuế xuất khẩu nhiều loại hàng hóa với Nga đã được đưa về 0%, thế nhưng kim ngạch xuất nhập khẩu nông sản Việt Nam – Nga vẫn quá thấp, chưa tới 1 tỷ USD/năm…

Để việc khai thác thủy sản trong thời gian tới đạt hiệu quả, thích ứng với tình hình mới, Sở NN&PTNT tỉnh Cà Mau cho biết, địa phương sẽ tiếp tục kiểm soát tàu cá ra, vào cảng, thực hiện đúng quy định về khai báo và kiểm soát sản lượng, thành phần loài thủy sản bốc dỡ qua cảng và đảm bảo các quy định phòng, chống dịch COVID-19.

Ngày 17/11, Bộ trưởng NN-PTNT Lê Minh Hoan đã có buổi tiếp và làm việc với ông Rémi Nono Womdim, Trưởng Đại diện Tổ chức FAO tại Việt Nam.

Chiều 17/11, Ban Kinh tế Trung ương phối hợp với các cơ quan liên quan tổ chức Hội thảo Chuyên đề 9 với chủ đề: “Chuyển đổi số nông nghiệp - nông thôn trong tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045”.

Bất chấp hoạt động thương mại quốc tế đang đối mặt với nhiều khó khăn do đại dịch COVID-19, hoạt động xuất khẩu nông sản từ Việt Nam sang Australia ghi nhận nhiều tiến triển, bước đầu "chinh phục" thành công một trong những thị trường khó nhất thế giới, phản ánh mối quan hệ thương mại hai nước tiếp tục phát triển mạnh mẽ, hiệu quả và đi vào chiều sâu.

Theo ông Nguyễn Trọng Chánh - Chi cục trưởng Chi cục Thủy sản tỉnh Khánh Hòa, kế hoạch triển khai Chiến lược phát triển thủy sản Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 trên địa bàn tỉnh định hướng phát triển nuôi trồng thủy sản (NTTS) theo hướng sản xuất hàng hóa, nâng cao giá trị các loài thủy sản nuôi chủ lực, gắn với truy xuất nguồn gốc để đảm bảo nguyên liệu cho ngành chế biến và xuất khẩu.

Từ 1/1/2022, Lệnh 248 và Lệnh 249 về quản lý giám sát an toàn thực phẩm của Trung Quốc sẽ có hiệu lực và dự kiến sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến các doanh nghiệp sản xuất thực phẩm của Việt Nam xuất khẩu đi thị trường Trung Quốc.

Hơn 30 năm xuất khẩu nông sản sang Trung Quốc nhưng các doanh nghiệp Việt Nam vẫn chưa nắm được hệ thống phân phối tại thị trường này, nên hàng hóa bị động và phụ thuộc nhiều vào các doanh nghiệp đầu mối ở Trung Quốc.