Sản xuất

Bất chấp hoạt động thương mại quốc tế đang đối mặt với nhiều khó khăn do đại dịch COVID-19, hoạt động xuất khẩu nông sản từ Việt Nam sang Australia ghi nhận nhiều tiến triển, bước đầu "chinh phục" thành công một trong những thị trường khó nhất thế giới, phản ánh mối quan hệ thương mại hai nước tiếp tục phát triển mạnh mẽ, hiệu quả và đi vào chiều sâu.

Theo ông Nguyễn Trọng Chánh - Chi cục trưởng Chi cục Thủy sản tỉnh Khánh Hòa, kế hoạch triển khai Chiến lược phát triển thủy sản Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 trên địa bàn tỉnh định hướng phát triển nuôi trồng thủy sản (NTTS) theo hướng sản xuất hàng hóa, nâng cao giá trị các loài thủy sản nuôi chủ lực, gắn với truy xuất nguồn gốc để đảm bảo nguyên liệu cho ngành chế biến và xuất khẩu.

Từ 1/1/2022, Lệnh 248 và Lệnh 249 về quản lý giám sát an toàn thực phẩm của Trung Quốc sẽ có hiệu lực và dự kiến sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến các doanh nghiệp sản xuất thực phẩm của Việt Nam xuất khẩu đi thị trường Trung Quốc.

Hơn 30 năm xuất khẩu nông sản sang Trung Quốc nhưng các doanh nghiệp Việt Nam vẫn chưa nắm được hệ thống phân phối tại thị trường này, nên hàng hóa bị động và phụ thuộc nhiều vào các doanh nghiệp đầu mối ở Trung Quốc.

Dịch Covid-19 đã để lại những tác động vô cùng to lớn đến nhiều lĩnh vực kinh tế, xã hội, trong đó có ngành nông nghiệp. Nhưng vượt lên khó khăn, bằng nhiều giải pháp chỉ đạo, điều hành linh hoạt, ngành nông nghiệp vẫn đạt được tốc độ tăng trưởng ấn tượng.

Trung Quốc là thị trường xuất khẩu quan trọng đối với nhiều loại nông sản và thực phẩm của nước ta, nhất là trái cây, rau củ, thủy sản và cả lúa gạo. Đây được đánh giá là thị trường còn tiềm năng phát triển bởi quy mô dân số đông và nằm giáp nước ta. Tuy nhiên, Trung Quốc không còn là thị trường chúng ta xuất khẩu “dễ tính” nữa bởi đã áp dụng nhiều quy định về tiêu chuẩn, chất lượng và bao bì nhãn mác đối với sản phẩm nông, thủy sản nhập khẩu...

Trong bối cảnh dịch Covid-19 bùng phát nhưng 3 nhà máy của Công ty CP Thủy sản Bình Định duy trì sản xuất không nghỉ ngày nào từ nay đến tết làm không hết việc.

Giai đoạn 2021-2030, ngành thủy sản đề ra mục tiêu phát triển chế biến thủy sản hiện đại, hiệu quả và bền vững, đáp ứng được nhu cầu, quy định của thị trường tiêu thụ nâng cao năng lực cạnh tranh và tiếp tục hội nhập sâu rộng vào chuỗi giá trị toàn cầu phấn đấu đưa Việt Nam trở thành trung tâm chế biến thủy sản và đứng trong số 5 nước hàng đầu thế giới vào năm 2030.

Làn sóng COVID-19 thứ 4 kéo dài khiến doanh nghiệp (DN) cạn kiệt sức lực, kiệt quệ tài chính, đứt gãy dòng tiền. Việc Chính phủ và các tỉnh, thành quyết tâm nới lỏng giãn cách, tăng cường phục hồi sản xuất kinh doanh sẽ thúc đẩy DN sớm phục hồi. Tuy nhiên, họ cần ngân hàng bơm thêm “ô xy tín dụng” để tạo thêm nguồn vốn khôi phục sản xuất.

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên đề nghị chính quyền các địa phương và ngành công thương cần tập trung tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho các doanh nghiệp nhằm chống đứt gãy chuỗi cung ứng về lao động.

Mới đây, trong cuộc hội thảo trực tuyến "Bức tranh kinh tế Việt Nam và đồng bằng sông Cửu Long: Dự báo kinh tế quý IV/2021 và triển vọng năm 2022", Bộ trưởng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lê Minh Hoan nhấn mạnh: Thị trường quý IV/2021 mang đến nhiều cơ hội xuất khẩu nông sản, nhất là vào thời điểm Noel ở các quốc gia phương Tây và Tết cổ truyền Trung Quốc. Hơn nữa, tại các nước châu Âu hiện nay, đã có nhiều doanh nghiệp chọn nhập khẩu nông sản Việt Nam thay vì chỉ nhập khẩu của Thái Lan, Nam Mỹ hay châu Phi như trước đó.

Dịch Covid-19 bùng phát và diễn biến phức tạp, một trong những ngành nghề chịu ảnh hưởng nặng nề nhất về mặt kinh tế ở Cà Mau, đó là ngành chế biến thuỷ sản. Theo đó, nhiều công ty, xí nghiệp chế biến mặt hàng tôm đông lạnh trên địa bàn đã tạm dừng hoạt động, hoặc hoạt động cầm chừng do thiếu hụt nguyên liệu và lực lượng lao động, bởi tâm lý công nhân còn lo sợ dịch Covid-19 lây lan nên chưa vào nhà máy nhiều, làm ảnh hưởng đến quy trình sản xuất.

Thị phần hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam tại Mexico chỉ đạt 1,3%; vẫn còn nhiều dư địa để tiếp tục gia tăng xuất khẩu hàng hóa, nhất là khi Việt Nam và Mexico đều là thành viên của Hiệp định CPTPP.

Miền Tây có khoảng 20 triệu dân, chiếm gần 1/5 dân số cả nước, nhưng hiện nay tỷ lệ người trong độ tuổi được tiêm (mũi 1) vắc xin phòng Covid-19 chiếm chưa tới 30%.

Được coi là trụ đỡ của nền kinh tế nước nhà, ngành nông nghiệp đã chủ động phương án hỗ trợ doanh nghiệp khôi phục sản xuất. Các công ty chế biến, xuất khẩu nông sản xác định phải “sống chung với dịch COVID-19” đã chuẩn bị phương án tăng quy mô sản xuất ngay khi nới lỏng giãn cách.