C.P. Việt Nam đẩy mạnh hợp tác phát triển ngành đánh bắt thủy sản bền vững

C.P. Việt Nam là một doanh nghiệp có lĩnh vực hoạt động liên quan đến thủy sản. Nhận thấy tầm quan trọng của việc phát triển nghề cá bền vững trong chuỗi cung ứng, công ty đã cùng tham gia với các đối tác, hợp tác trong dự án Kế hoạch cải thiện nghề cá (FIP) tại tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu, Việt Nam.

Tổng giám đốc C.P. Việt Nam, ông Montri Suwanposri cho biết: Công ty có chính sách tập trung vào chuỗi cung ứng tôm có trách nhiệm trên cơ sở phát triển bền vững, xây dựng an ninh lương thực, bảo vệ môi trường, hướng đến sự thúc đẩy nguồn cung ứng bột cá. Đối với việc sản xuất thức ăn chăn nuôi thủy sản có thể truy xuất được nguồn gốc, đảm bảo nguồn cung cấp không vi phạm pháp luật, đánh bắt bền vững, theo tiêu chuẩn “Thực hành nuôi trồng Thủy sản tốt nhất” (BAP) và các nguyên tắc quốc tế.

C.P. Việt Nam đẩy mạnh hợp tác phát triển ngành đánh bắt thủy sản bền vững
Một nhà máy chế biến thủy sản của C.P. Việt Nam

"Dự án phát triển nghề cá bền vững trong suốt chuỗi cung ứng" tại Bà Rịa-Vũng Tàu là dự án thứ hai, kế tiếp của dự án cải thiện và phát triển nghề cá ở Thái Lan được phê duyệt trong chương trình nâng cao tiêu chuẩn (MarinTrust Improver Program (IP)) với các tiêu chuẩn đánh giá cho dự án thí điểm nhiều loại thủy sản (Multi-species). Đây là một phần của dự án thí điểm đa loài để trở thành tiêu chí hướng dẫn cho việc đánh bắt thủy sản đa loài và được xem là một thành công quan trọng của nghề cá Việt Nam.

C.P. Việt Nam đẩy mạnh hợp tác phát triển ngành đánh bắt thủy sản bền vững
Tổng giám đốc C.P. Việt Nam- ông Montri Suwanposri đến thăm một trang trại tôm tại Thanh Hóa.

Dự án nhằm khuyến khích tất cả các khu vực thực hiện đánh bắt thủy sản có trách nhiệm phù hợp với các tiêu chuẩn quốc tế nhằm cân bằng môi trường, thông qua sự hợp tác với các bên liên quan như các cổ đông, chính phủ, ban ngành xã hội, các nhà máy, và ngư dân. Tiếp cận với các nhà sản xuất hải sản trong sự phát triển của ngành đánh bắt thủy sản, giảm thiểu tác động của môi trường và bảo vệ đa dạng sinh học, từ đó nâng cao năng lực của các nhà sản xuất hải sản Việt Nam và đưa sản phẩm được công nhận trên toàn cầu.

C.P. Việt Nam đẩy mạnh hợp tác phát triển ngành đánh bắt thủy sản bền vững
C.P. Việt Nam chia sẻ các kiến thức và kinh nghiệm trong việc triển khai dự án

Công ty C.P. Việt Nam đã chia sẻ các kiến thức và kinh nghiệm thông qua việc triển khai dự án phát triển thủy sản CPF bền vững tại Thái Lan được hội đồng quản trị MarinTrust phê duyệt. Việc này nhằm tiếp tục triển khai dự án tại Bà Rịa - Vũng Tàu để phổ biến nghề đánh bắt cá theo tiêu chuẩn quốc tế, bảo tồn đa dạng sinh học biển hướng đến sự phát triển bền vững của ngành đánh cá tại Việt Nam. Theo đó, bằng cách thành lập nhóm hợp tác các nhà sản xuất thực phẩm và sản xuất bột cá và dầu cá tại Bà Rịa - Vũng Tàu (có đại diện từ tất cả các ngành tham gia như Chi cục Thủy sản, nhà máy bột cá, NGO, nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi, trung tâm tư vấn các tiêu chuẩn), dự án sẽ thu thập thông tin liên quan đến ngành đánh bắt thủy sản Việt Nam, đồng thời đánh giá để cải thiện và lên kế hoạch việc đánh bắt thủy sản tuân thủ với các tiêu chuẩn quốc tế theo tính bền vững của MarinTrust.

“Công ty sẽ tiếp tục hỗ trợ đánh bắt cá bền vững bằng cách hợp tác với Cục Thủy sản Việt Nam, nhà máy bột cá và tàu đánh cá nhằm giúp tìm cách cải thiện đánh bắt cá theo nhiều chiều hướng khác nhau trong mọi điều kiện, theo tiêu chuẩn toàn cầu từ việc quản lý dữ liệu, ghi chú số lần bắt cá, loại cá, dụng cụ và thiết bị câu cá”- ông Montri cho biết thêm.

Năm nay 2022, C.P. Việt Nam có kế hoạch theo sát công tác dự án FIP Bà Rịa - Vũng Tàu như kế hoạch và hỗ trợ phát triển nhà máy sản xuất bột cá tham gia dự án FIP thông qua đánh giá chuẩn của MarinTrust, ít nhất sẽ có 2- 3 nhà máy tuân thủ với chính sách và kế hoạch cung cấp nguyên liệu bột cá bền vững. Đưa ra mục tiêu cung cấp nguyên liệu bột cá từ nguồn thân thiện với môi trường có thể truy xuất được nguồn gốc 100%.

(Theo báo Công thương)

Chia sẻ:


Bình luận bài viết

Tin cùng chuyên mục