Đổi mới ngành chăn nuôi, thuỷ sản để hướng tới tương lai bền vững

(vasep.com.vn) Ngành chăn nuôi và thủy sản là một trong những trụ cột chính của nền kinh tế Việt Nam, với nhiều tiềm năng tăng trưởng. Tuy nhiên, biến đổi khí hậu và sự cạn kiệt tài nguyên đang đặt ra những áp lực ngày càng lớn lên mô hình chăn nuôi truyền thống.

Ngày 9/10, phát biểu tại lễ khai mạc Vietstock 2024 và Aquaculture Vietnam 2024, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NN&PTNT) Phùng Đức Tiến cho biết, trong 10 năm qua, tăng trưởng ngành chăn nuôi luôn duy trì tốc độ 5 - 7%/năm, sản lượng thịt các loại tăng 1,8 lần, từ 4 triệu tấn lên hơn 7,9 triệu tấn; trứng tăng 3 lần, từ gần 6,4 tỷ quả lên 19,2 tỷ quả; sữa tươi tăng 3,9 lần, từ 0,3 triệu tấn lên 1,2 triệu tấn.

Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Phùng Đức Tiến phát biểu khai mạc triển lãm Vietstock 2024 và Aquaculture Vietnam 2024

Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Phùng Đức Tiến phát biểu khai mạc triển lãm Vietstock 2024 và Aquaculture Vietnam 2024

Theo số liệu mới nhất, 9 tháng đầu năm 2024, ngành chăn nuôi vẫn duy trì tốc độ tăng trưởng. Ước tính tổng số lợn cả nước tăng 2,5%; tổng số gia cầm tăng 2,2%; tổng số bò giảm 0,4%; tổng số trâu giảm 3,6%; xuất khẩu sản phẩm chăn nuôi đạt 376 triệu USD, tăng 3,8%; nhập khẩu thức ăn gia súc và nguyên liệu giảm 3,7% so với cùng kỳ năm trước, đóng góp quan trong vào tăng trưởng của ngành nông nghiệp Việt Nam.

Theo Thứ trưởng Phùng Đức Tiến, dù đã đạt được kết quả tích cực nhưng ngành chăn nuôi Việt Nam vẫ đang đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức như dịch bệnh, biến đổi khí hậu, biến động thị trường, tình trạng kháng kháng sinh, môi trường, an toàn thực phẩm, đặc biệt sự phụ thuộc nguyên liệu sản xuất thức ăn chăn nuôi ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng cạnh tranh trong bối cảnh kinh tế toàn cầu là những vấn đề cấp bách cho ngành cần phải giải quyết.

Tại lễ khai mạc, các chuyên gia cũng đánh giá, hiện nay, ngành chăn nuôi Việt Nam đang phải liên tục đối mặt với những thách thức lớn, như dịch bệnh gia tăng; quy mô sản xuất còn nhỏ lẻ, công nghệ lạc hậu; chất lượng sản phẩm chưa đáp ứng được các tiêu chuẩn ngày càng khắt khe của thị trường quốc tế; thức ăn chăn nuôi còn phụ thuộc lớn vào nguyên liệu nhập khẩu;…

Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Phùng Đức Tiến nhận định, khuyến khích đầu tư, nghiên cứu, phát triển và chuyển giao công nghệ trong lĩnh vực chăn nuôi là xu hướng tất yếu hướng tới tương lai

Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Phùng Đức Tiến nhận định, khuyến khích đầu tư, nghiên cứu, phát triển và chuyển giao công nghệ trong lĩnh vực chăn nuôi là xu hướng tất yếu hướng tới tương lai

Hơn nữa, các hoạt động chăn nuôi và nuôi trồng thuỷ sản truyền thống cũng đang góp phần đáng kể vào lượng khí thải nhà kính tại Việt Nam. Vì vậy, việc chuyển đổi sang mô hình chăn nuôi xanh không chỉ là một yêu cầu cấp thiết mà còn là con đường duy nhất để ngành có thể phát triển bền vững.

Với chủ đề “chuyển đổi chăn nuôi để năng suất cao hơn, dinh dưỡng tốt hơn, môi trường xanh sạch hơn & cuộc sống tốt đẹp hơn”, Vietstock 2024 và Aquaculture Vietnam 2024 không chỉ đem lại cơ hội để trưng bày và giới thiệu các sản phẩm, công nghệ tiên tiến trong lĩnh vực chăn nuôi, mà còn tạo điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp, nhà nghiên cứu và chuyên gia trong ngành có thể giao lưu, học hỏi, chia sẻ kinh nghiệm, mà còn thảo luận và giải quyết các chủ đề "nóng hổi" của ngành thông qua các hội thảo.

Theo Báo Kinh tế & Đô thị

Chia sẻ:


Cộng tác viên
Email: tannd@vasep.com.vn
Điện thoại

Bình luận bài viết

Tin liên quan
Tin cùng chuyên mục