Sản xuất

Giá trị sản xuất thủy sản năm 2021 của tỉnh Kiên Giang đạt hơn 32.687 tỷ đồng, đạt 98,7% kế hoạch, tăng gần 4% so năm 2020 trong khi tổng sản lượng tăng 2,2% so với năm ngoái.

Theo Sở Công Thương, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Bình Thuận trong năm 2021 ước đạt 576,3 triệu USD, vượt gần 15% so kế hoạch đề ra và tăng 21,79% so năm ngoái. Trong đó, nhóm hàng hóa khác vẫn thể hiện vai trò “đầu tàu” khi đem về cho địa phương khoảng 385 triệu USD (tăng xấp xỉ 28% so cùng kỳ), tiếp đến là nhóm hàng thủy hải sản thực hiện 171,5 triệu USD (tăng gần 8%) và nhóm hàng nông sản là 19,8 triệu USD (tăng hơn 50%)…

Song song với các mục tiêu xuất khẩu, nông sản Việt Nam không nên và không thể bỏ quên thị trường trong nước với gần 100 triệu dân. Khi người Việt có thói quen dùng hàng Việt, uy tín hàng hóa trong nước được nâng cao, việc nhập khẩu các mặt hàng trong nước đang có lợi thế sẽ dần giảm bớt.

Dù còn gần một tháng nữa mới hết năm 2021 nhưng xuất khẩu nông sản đã cán đích, đạt 43,5 tỷ USD. Xuất khẩu nông sản sẽ tiếp tục tăng trưởng do nhu cầu các thị trường chính đều tăng, dự báo sẽ đạt khoảng 47 tỷ USD, vượt so với Chính phủ giao là trên 5 tỷ USD.

Tháng 11, kim ngạch xuất khẩu đạt 110 triệu USD; luỹ kế 11 tháng ước đạt hơn 1, 021 tỷ USD, đạt 92,87% so kế hoạch; tăng 14,2% so cùng kỳ năm 2020. Trong đó, xuất khẩu thuỷ sản đạt 103 triệu USD; luỹ kế đạt 939 triệu USD, tăng 13,02% so với cùng kỳ. Ông Nguyễn Văn Ðô, Giám đốc Sở Công thương, nhận định, Cà Mau là một trong những tỉnh được đánh giá cao về xuất khẩu thuỷ sản. Cuối năm là thời điểm vàng để các công ty chế biến thuỷ sản trong tỉnh tăng tốc sản xuất, tích cực bù lỗ cho những tháng bị trì trệ do dịch bệnh.

Dịch Covid-19 vẫn diễn biến phức tạp trong bối cảnh Trung Quốc tiếp tục siết chặt quy định nhập khẩu đang dấy lên mối lo ùn ứ, tồn đọng nông sản, trái cây cục bộ tại cửa khẩu biên giới phía Bắc. Đây không chỉ là trăn trở của nhiều DN Việt mà còn là bài toán khó đối với các cơ quan quản lý Nhà nước.

Ngày 1/12, Văn phòng SPS Việt Nam phối hợp Báo Nông nghiệp Việt Nam tổ chức buổi phổ biến các quy định, cam kết về SPS trong Hiệp định EVFTA với châu Âu.

Quy định mới về kiểm soát an toàn thực phẩm đối với hàng hóa nước ngoài của Trung Quốc sắp có hiệu lực. Ðiều này khiến không ít doanh nghiệp (DN) lo ngại bởi, từ trước đến nay, nhiều đơn vị ỉ lại thị trường Trung Quốc dễ tính nên không chịu thay đổi. Giờ đây, thị trường quay ngoắt với những tiêu chuẩn khắt khe, đòi hỏi DN Việt phải bỏ nhanh việc làm ăn hời hợt, chấp nhận sự cạnh tranh chuyên nghiệp.

Trong các chính sách để hồi phục kinh tế do tác động tai hại của dịch bệnh, các chuyên gia khuyến cáo cần chú ý tới tính bền vững trong bối cảnh “sống chung với COVID-19”, thay vì tập trung theo hướng “ứng phó với COVID-19” và chỉ tập trung tháo gỡ khó khăn do tác động của đại dịch.

Khi xuất khẩu nông sản sang EU, doanh nghiệp Việt cần làm việc kỹ với nhà nhập khẩu về nhãn hàng, chất lượng sản phẩm, bao bì, kiểm tra hợp đồng… tránh tình trạng hàng bị ách lại cảng.

Trong tháng 11/2021, ngành chăn nuôi tiếp tục gặp khó khăn do nhu cầu tiêu thụ chưa cao, giá bán sản phẩm giảm và dịch tả lợn châu Phi đang diễn biến phức tạp tại nhiều địa phương. Trong khi đó, hoạt động thu hoạch và chế biến thủy sản, lâm sản đang trên đà hồi phục do nhiều địa phương đã trở về trạng thái “bình thường mới”...

Mới đây, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã ban hành Thông tư số 11/2021/TT-BNNPTNT công bố bảng mã số HS đối với Danh mục hàng hóa thuộc thẩm quyền quản lý nhà nước của bộ và Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu phải kiểm tra chuyên ngành trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn.

Ngày 25/11, tại Trụ sở Chính phủ, Phó Thủ tướng Lê Văn Thành, Chủ tịch Hội đồng thẩm định chủ trì họp thẩm định Quy hoạch vùng đồng bằng sông Cửu Long, thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến 2050.

Sau hơn 5 năm thực thi Hiệp định Liên minh kinh tế Á – Âu, mặc dù thuế xuất khẩu nhiều loại hàng hóa với Nga đã được đưa về 0%, thế nhưng kim ngạch xuất nhập khẩu nông sản Việt Nam – Nga vẫn quá thấp, chưa tới 1 tỷ USD/năm…

Để việc khai thác thủy sản trong thời gian tới đạt hiệu quả, thích ứng với tình hình mới, Sở NN&PTNT tỉnh Cà Mau cho biết, địa phương sẽ tiếp tục kiểm soát tàu cá ra, vào cảng, thực hiện đúng quy định về khai báo và kiểm soát sản lượng, thành phần loài thủy sản bốc dỡ qua cảng và đảm bảo các quy định phòng, chống dịch COVID-19.