FAO dự đoán sản lượng thủy sản có thể đạt 250 triệu tấn năm 2050

(vasep.com.vn) Trong báo cáo mới nhất về tình hình khai thác và nuôi trồng thủy sản thế giới (SOFIA), Tổ chức Nông Lương Liên Hợp Quốc (FAO) đưa ra các dự báo sơ bộ cho năm 2050, đề ra 3 kịch bản cho thủy sản vào năm 2050.

Kịch bản đầu tiên với xu hướng phát triển tương tự như xu hướng phát triển trong năm 2030 được trình bày trong các dự báo của FAO. Thủy sản đánh bắt tăng nhẹ, chủ yếu do cải thiện khâu quản lý. Nuôi trồng thủy sản ngày càng giữ vai trò quan trọng dù tốc độ tăng trưởng chậm hơn so với các thập kỷ trước.  

FAO cho biết, tỷ lệ thủy sản khai thác không được sử dụng cho tiêu dùng trực tiếp của con người sẽ giảm nhẹ vào năm 2050 so với năm 2030 nhờ cải tiến công nghệ. Đánh bắt thủy sản biển và nội địa dự kiến sẽ phát triển do hệ thống báo cáo tốt hơn đối với nghề cá nội địa.

Về tiêu thụ, kịch bản này dự đoán mức tiêu thụ cá và hải sản bình quân đầu người tăng từ mức 20,2 kg ước tính vào năm 2020 lên 22,3 kg vào năm 2050.

Kịch bản này được FAO coi là hợp lý nhất do xuất phát từ việc ngoại suy các xu hướng trung bình được ước tình bởi mô hình của FAO cho đến năm 2050. Mô hình sử dụng tập hợp các giả định kinh tế vĩ mô và các mức giá đã chọn chứ không chỉ dự đoán về tăng trưởng. Tuy nhiên, những giả định này không hoàn toàn chắc chắn trong thời gian dài và cần được điều chỉnh thường xuyên.

Kịch bản thứ hai dự báo một số thất bại trong việc mở rộng nuôi trồng thủy sản trên toàn thế giới. Việc tiếp tục sử dụng các phương pháp không bền vững dẫn đến sự suy thoái của nhiều dự án mới dẫn đến tăng trưởng nuôi trồng thủy sản bị hạn chế và sản lượng đánh bắt tự nhiên giảm nhẹ. 

Báo cáo kịch bản thứ 2 cho thấy nghề đánh bắt tự nhiên, cả biển và nội địa, sẽ tiếp tục suy giảm nguồn tài nguyên hàng năm cho đến năm 2050. Ngoài ra, kịch bản cũng dự báo sản lượng năm 2050 giảm 9,6%, phù hợp với dự báo về tác động của biến đổi khí hậu.

Ngoài ra, tỷ lệ thủy sản đánh bắt tự nhiên ở biển không được sử dụng để làm thức ăn trực tiếp cho con người sẽ vẫn ở mức tương tự như dự kiến vào năm 2031 và không có sự đổi mới công nghệ. 

Chú thích ảnh

Mặt khác, việc không giải quyết được các hình thức đánh bắt quá mức hiện nay và tăng trưởng nuôi trồng thủy sản giảm sẽ dẫn đến tiêu thụ thủy sản bình quân đầu người giảm xuống 18,5% vào năm 2050, trở lại mức trước 2012. 

Cuối cùng, kịch bản thứ ba dự báo một số kết quả tích cực, nuôi trồng thủy sản  phát triển và được mở rộng một cách bền vững.

Tốc độ tăng trưởng tuy khiêm tốn nhưng đáng kể nhờ sản lượng tăng và đầu tư sâu rộng hơn vào nông nghiệp. Một số kết quả tích cực cũng được mong đợi đối với nghề đánh bắt trên biển, với mức tăng trưởng hướng tới sản lượng bền vững tối đa ước tính của đại dương và biển và mục tiêu đầy tham vọng,  95,5 triệu tấn vào năm 2050.

Thủy sản đánh bắt nội địa dự kiến sẽ tăng lên 13,5 triệu tấn thể hiện hệ thống thu thập dữ liệu tốt hơn và việc thực hiện các biện pháp quản lý sẽ được cải thiện ở nhiều lưu vực sông. 

Ngoài ra, thủy sản đánh bắt tự nhiên, cả biển và nội địa, có thể giảm 4% sản lượng vào năm 2050.

Do đó, tỷ lệ thủy sản đánh bắt tự nhiên trên biển không dành cho tiêu dùng trực tiếp của con người dự kiến sẽ giảm do cải tiến công nghệ, giúp giảm sự thất thoát và lãng phí.

Mức tiêu thụ bình quân đầu người tăng lên, như dự kiến của kịch bản, đạt 25,5kg, về mặt lý thuyết sẽ có thể thực hiện được thông qua phát triển nuôi trồng thủy sản thâm canh và sáng tạo, kết hợp với quản lý hiệu quả, đầy tham vọng đối với tất cả nghề đánh bắt trên toàn thế giới .

Nhiều vấn đề cần phải giải quyết

FAO cho biết các dự báo dựa trên một số giả định về kinh tế, chính trị và môi trường, với bất kỳ sự sai lệch nào cũng có thể dẫn đến các dự báo khác nhau.

Trong ngắn hạn, sự không chắc chắn của dự báo bị chi phối chủ yếu bởi đại dịch Covid-19 và các tác động liên quan khi chuỗi giá trị toàn cầu và thương mại vẫn đang phục hồi. Hơn nữa, cuộc xung đột đang diễn ra  giữa Nga và Ukraine có thể gây ra nhiều ảnh hưởng đến thương mại, giá cả, hậu cần, sản xuất, đầu tư, tăng trưởng kinh tế và sinh kế, gây ra những hậu quả đáng kể về an ninh lương thực không chỉ riêng tại Ukraine mà còn có tác động lớn cũng đối với ngành đánh bắt và nuôi trồng thủy sản.

Nếu xung đột tiếp tục, chi phí tài chính vào năm 2022 sẽ ít nhất là 70 triệu USD cho sản lượng thủy sản chính của Ukraine - và rất có thể gấp ba lần con số này khi tính cả giá trị sau thu hoạch. Chưa kể khoản lỗ ròng 66 triệu đô la từ xuất khẩu trong năm 2021.

Thập kỷ tới có thể chứng kiến những thay đổi lớn về môi trường, nguồn tài nguyên sẵn có, điều kiện kinh tế vĩ mô, các quy tắc thương mại quốc tế và thuế quan, và các đặc điểm thị trường. Tất cả điều này sẽ ảnh hưởng đến sản xuất, thị trường và thương mại trong trung hạn.

Sự biến động và thay đổi của khí hậu được cho là sẽ có những tác động đáng kể đối với nguồn cung, chế biến và buôn bán các sản phẩm thủy sản.  Khiến các quốc gia dễ gặp rủi ro hơn, bao gồm đánh bắt quá mức, dịch bệnh và một số vấn đề nuôi trồng thủy sản liên quan đến khả năng tiếp cận và sự sẵn có của nguồn nước. 

Tuy nhiên, tất cả các rủi ro có thể được giảm thiểu nếu được quản trị một cách hiệu quả và nhanh nhạy, thúc đẩy các chế độ quản lý thủy sản nghiêm ngặt, tăng nuôi trồng thủy sản có trách nhiệm, cải tiến công nghệ, đổi mới và nghiên cứu. 

Những điều này có thể có những tác động rất tích cực đến tổng sản lượng thủy sản và nuôi trồng thủy sản như được minh họa trong kịch bản thứ 3. 

Thùy Linh  (Theo undercurrentnews)

Chia sẻ:


Bình luận bài viết

Tin liên quan
Tin cùng chuyên mục