Giá cá ngừ vằn tăng do đội tàu Mỹ ngừng hoạt động

(vasep.com.vn) Giá cá ngừ vằn giao tại Bangkok, Thái Lan tăng nhẹ, nguyên nhân một phần là do đội tàu khai thác của Mỹ bị cấm hoạt động.

Tuy nhiên, việc ngừng hoạt động của đội tàu khai thác Mỹ chỉ là nguyên nhân về mặt tâm lý khiến giá tăng, do nguồn cá ngừ vằn đang dồi dào.

Mặc dù một số thỏa thuận mua bán trong tháng 1 đã được thực hiện ở mức 950 USD/tấn, CFR Bangkok, còn lại hầu hết là ở mức 1.000 USD/tấn.

37 tàu khai thác của Mỹ bị cấm hoạt động từ ngày 01/01/2016 theo lệnh của cơ quan quản lý nghề cá Mỹ, thuộc Cục Nghề cá Biển Quốc Gia, theo đó cá đội tàu không thể khai thác cho tới khi FFA - cơ quan cấp giấy phép, cấp giấy khai thác trong năm 2016.

FFA cho biết giấy phép sẽ không được cấp cho đến khi đội tàu đồng ý thanh toán cho các bên tham gia Hiệp định Nauru (PNA), cơ quan quản lý thủy sản cấp dưới của FFA, tổng số phí mà đội tàu đã đồng ý tại cuộc họp hồi tháng 8/2015 tại là Brisbane, Australia 17 triệu USD theo quý ???

Tuy nhiên, một nguồn tin khác tại Mỹ (một nhà sản xuất cá ngừ đóng hộp lớn) cho biết không hẳn điều này đã tác động đến thị trường.

Ngoài ra, theo một nguồn tin từ Tây Ban Nha, lệnh cấm khai thác “veda” lần thứ 2 tại khu vực Đông Thái Bình Dương, do đó sản lượng khai thác thấp hơn tháng trước.

Giá cá ngừ vằn cập cảng Ecuador dao động từ 950 – 1.000 USD/tấn. Nhu cầu tiêu thụ tại Châu Âu giảm nhẹ. Lệnh cấm veda này sẽ kết thúc vào ngày 18/01/2016.

Một số nguồn tin rất hoài nghi về việc giá thực sự có thể tăng nhiều.

Một nguồn tin cho biết giá cá tại Ecuador cũng thấp hơn. Thị trường cá ngừ Ecuador ảm đạm, giá cá ngừ dao động ở mức từ 850 – 900 USD/tấn, và còn được miễn thuế XK sang EU, các nhà sản xuất cá ngừ đóng hộp nên cẩn thận về giá cả khi giao dịch ngay bây giờ.

Tranh chấp tại vùng biển Thái Bình Dương vẫn chưa kết thúc

Có vẻ như tranh chấp về việc không trả phí cấp phép khai thác vẫn chưa kết thúc ngay nhưng các tàu khai thác của Mỹ vẫn hoạt động ở vùng biển Thái Bình Dương.

Tuy nhiên, một điều rõ ràng là các bên tham gia hiệp ước hiện nay nên đàm phán lại nhằm tìm kiếm một giải pháp linh hoạt lâu dài hơn.

Bộ ngoại giao Mỹ và PNA, cơ quan quản lý quyền khai thác tại ngư trường cá ngừ, cho biết họ đang thấy các vấn đề nghiêm trọng cùng với hệ thống hiện tại và muốn thay đổi Hiệp ước Cá ngừ Nam Thái Bình Dương.

Công ty Tri Marine International cũng chỉ trích các hình thức hiện tại của Hiệp ước là không linh hoạt và lỗi thời.

Chia sẻ:


Bình luận bài viết

Tin cùng chuyên mục