Kiến nghị giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp thủy sản khôi phục hoạt động sau bão số 3

(vasep.com.vn) Cơn bão số 3 – cơn bão mạnh nhất trong nhiều thập kỷ qua đã để lại nhiều hậu quả nghiêm trọng, đặc biệt tại hai tỉnh Quảng Ninh và Hải Phòng khiến nhiều người chết và mất tích, hàng trăm người bị thương; nhiều cơ sở hạ tầng, sản xuất bị tàn phá nặng nề…Các DN thủy sản tại 2 tỉnh này bị thiệt hại nặng nề, hoạt động của các nhà máy gần như tê liệt.

Chú thích ảnh

Cơn bão khiến hơn 4.200 lồng bè bị hư hỏng và cuốn trôi. Ngành nuôi trồng thuỷ sản tại Hải Phòng, Quảng Ninh thiệt hại nặng nề, ảnh hưởng đến nguồn cung nguyên liệu cho các các doanh nghiệp chế biến thuỷ sản trên địa bàn. Từ nay đến cuối năm, nhu cầu về nguồn cung thuỷ sản tăng cao. Để khôi phục lại sản xuất sau thiên tai, các DN chịu thiệt hại rất cần các giải pháp hỗ trợ kịp thời, hiệu quả, đồng bộ từ phía các cơ quan thẩm quyền từ trung ương đến địa phương.

Theo tổng hợp thông tin của VASEP từ các DN, sau cơn bão số 3, các doanh nghiệp đang chịu thiệt hại về cơ sở vật chất, giảm cơ hội kinh doanh và gián đoạn nghiêm trọng vận chuyển các đơn hàng xuất khẩu, chuỗi cung ứng và logistics. Bão số 3 cũng gây gián đoạn nghiêm trọng chuỗi cung ứng và logistics. Hệ thống giao thông bị tắc nghẽn do mưa lũ và hư hỏng khiến quá trình vận chuyển nguyên liệu từ các vùng nuôi đến nhà máy chế biến bị trì hoãn. Cảng Hải Phòng, một trong những cảng lớn nhất Việt Nam, cũng bị ảnh hưởng nặng nề.

Các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản không chỉ phải đối mặt với chi phí tăng do gián đoạn vận chuyển mà còn gặp khó khăn trong việc bảo quản hàng hóa. Nhiều chuyến hàng bị hoãn, phải lưu trữ trong thời gian dài có thể khiến chất lượng sản phẩm bị giảm sút, làm tăng nguy cơ thua lỗ.

Ví dụ như Công ty TNHH Việt Trường tại Hải Phòng, công ty bị thiệt hại rất lớn sau bão số 3. Công ty có 03 nhà máy thì 2 nhà máy số 2 và  số 3 thiệt hại rất lớn. Tổng thiệt hại của cả công ty (gồm 3 nhà máy) khoảng 100 tỷ đồng, và ảnh hưởng rất lớn đến sản xuất kinh doanh và bị chậm thời hạn giao hàng đến khách hàng.

Công ty Cổ phần Tập đoàn STP (“STP”), trang trại nuôi biển và trải nghiệm của STP tại Vân Đồn – Quảng Ninh đã hỏng hóc hạ tầng và mất vật nuôi cá, hàu, rong biển thiệt hại gần 10 tỷ đồng.

Hiệp hội VASEP kiến nghị, với các doanh nghiệp chịu ảnh hưởng bởi cơn bão số 3 có thể xây dựng sửa chữa trước và hoàn thiện thủ tục sau. Ngoài ra, các bên bảo hiểm cần có giải pháp hỗ trợ kịp thời cho doanh nghiệp có dòng tiền phục hồi sản xuất.

Vào thời điểm như thế này thì các ngân hàng sẽ xem xét việc không có biện pháp khoanh các món nợ đối với doanh nghiệp đang chịu thiệt hại của cơn bão. VASEP cũng đề nghị các ngân hàng xem xét chuyển khoản vay ngắn hạn thành trung hạn để kéo giãn áp lực về tài chính cho doanh nghiệp. Cấp thêm vốn lưu động để doanh nghiệp tái sản xuất kinh doanh.

Các DN cũng đề xuất các tổ chức tín dụng xem xét giảm lãi suất trần so với mức lãi suất hiện tại; gia hạn thời gian chi trả đối với các Hợp đồng tín dụng; hỗ trợ vay vốn mới; Được vay tín chấp hoặc cho vay với tài sản đảm bảo là sản phẩm hạ tầng nông nghiệp.

Đối với trường hợp của các tổ chức, cá nhân hoạt động NTTS trên mặt nước, DN đề xuất bổ sung các quy định hoặc hướng dẫn cụ thể có liên quan đến các giấy chứng nhận quyền sử dụng mặt biển hoặc quyết định giao khu vụ biển, làm tài sản đảm bảo để có thể được tiếp cận nguồn vốn theo như Nghị định 55/2015/NĐ-CP ngày 9/6/2015 về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn.

Hiệp hội và các DN chịu thiệt hại sau bão mong các cơ quan thẩm quyền xem xét để có giải pháp, chính sách cụ thể, nhanh chóng, hiệu quả để DN có thể phục hồi sản xuất và phát triển kinh tế sau thiên tai.

Chia sẻ:


Bình luận bài viết

Tin cùng chuyên mục

  • Trang chủ - Right- BOTTOM
  • Trang chủ - Right - BOTTOM