Kêu gọi áp dụng phương pháp quản lý đa loài đối với tình trạng đánh bắt quá mức ở Đông Bắc Đại Tây Dương

(vasep.com.vn) Một báo cáo mới từ Pew Charitable Trusts cho rằng cần có phương pháp tiếp cận đa loài trong quản lý nguồn cá để giải quyết tình trạng suy giảm nguồn cá ở Bắc Đại Tây Dương.

Chú thích ảnh

Báo cáo cho rằng tình trạng suy giảm trữ lượng cá hoàn toàn là do tình trạng đánh bắt quá mức được phép của các nước Bắc Âu quản lý nghề cá trong khu vực, bao gồm EU, Quần đảo Faroe, Greenland, Iceland, Na Uy, Nga và Vương quốc Anh, khi không chỉ không thực hiện đúng thỏa thuận về trữ lượng cá của Liên hợp quốc nhằm quản lý bền vững những loài cá này, mà còn gây nguy hiểm cho các loài săn mồi như chim biển, cá voi và cá heo, những loài có thể không còn đủ thức ăn trong nước để duy trì quần thể khỏe mạnh. Kết quả là, các chính phủ khu vực không thể đạt được các mục tiêu về đa dạng sinh học.

Ý kiến cho rằng cần phải áp dụng phương pháp quản lý nghề cá dựa trên hệ sinh thái (EBFM) để ứng phó với cuộc khủng hoảng cạn kiệt. EBFM tiếp cận quản lý trữ lượng bằng cách xem xét nhu cầu dài hạn của các loài mục tiêu cũng như con mồi, động vật ăn thịt và môi trường sống của chúng, để giúp đảm bảo khả năng tồn tại lâu dài của nghề cá toàn cầu, cũng như các loài và hệ sinh thái mà chúng phụ thuộc vào.

Mục tiêu là thúc giục các chính phủ quốc gia áp dụng EBFM tại cuộc họp của Ủy ban Nghề cá Đông Bắc Đại Tây Dương (NEAFC), sẽ được tổ chức từ ngày 12-15/11 tại London, Anh.

Sự suy giảm mạnh của cá thu và cá trích ở Bắc Đại Tây Dương là lời cảnh tỉnh cho các quốc gia thành viên NEAFC. Việc đánh bắt quá mức cá trích chắc chắn sẽ gây tổn hại đến quần thể cá thu, từ đó gây nguy hiểm cho các loài chim biển ăn cá thu và cá trích ở biển Na Uy.

Ngoài ra, biến đổi khí hậu cũng làm trầm trọng thêm tình trạng suy giảm trữ lượng cá; đặc biệt, cá thu rất nhạy cảm với nhiệt độ và đã thay đổi phạm vi sinh sống để ứng phó với nhiệt độ nước biển tăng cao.

Những loài này không biết ranh giới chính trị, nhưng sự di chuyển của chúng làm tăng thêm căng thẳng trong khu vực xung quanh việc chia sẻ hạn ngạch và tiếp cận nghề cá. EBFM yêu cầu các nhà quản lý phải xem xét các tương tác giữa các loài trong toàn bộ chuỗi thức ăn, từ sinh vật phù du đến động vật ăn thịt lớn, và phải điều chỉnh động các cơ hội đánh bắt để ứng phó với những thay đổi được dự đoán hoặc quan sát thấy trong môi trường, chẳng hạn như nhiệt độ đại dương tăng cao.

Chia sẻ:


Bình luận bài viết

Tin liên quan
Tin cùng chuyên mục