Sản xuất

Giá thành sản xuất thủy sản tăng, đồng nghĩa với việc sản phẩm bán ra trên thị trường sẽ kém tính cạnh tranh, hiệu quả sản xuất sẽ giảm.

Theo chia sẻ từ các tập đoàn thu mua quốc tế, sản phẩm không chỉ cần sạch mà phải có xuất xứ rõ ràng, không gây hại cho môi trường.

Trong nuôi trồng thủy sản, vấn đề phòng bệnh được đặt lên hàng đầu và nguyên tắc là “phòng bệnh là chính, chữa bệnh khi cần thiết”. Để tăng sức đề kháng và giảm nguy cơ phát sinh bệnh cho thủy sản nuôi, nhất là trong mùa hè nắng nóng hay xuất hiện những cơn mưa bất chợt, người nuôi thủy sản cần thực hiện tốt các biện pháp cụ thể trong kỹ thuật nuôi.

Xã Vĩnh An (Ba Tri, tỉnh Bến Tre) có vị trí thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản. Vì thế, trong thời gian qua, địa phương đã đẩy mạnh nuôi trồng thủy sản với quy mô lớn và đã hình thành mô hình hợp tác xã nuôi tôm thâm canh Vĩnh An.

Đó là chia sẻ của TS Đào Văn Trí, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Nuôi trồng thủy sản III (gọi tắt Viện III) với Báo NNVN về những thành tựu nghiên cứu khoa học tại Viện III trải qua 35 năm thành lập.

Ngành nông nghiệp công nghệ cao gắn với nông thôn, có lao động phổ thông và lao động bậc cao. Tuy nhiên, hiện nay các doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu thủy sản lại phải cạnh tranh lớn với khu vực công nghiệp về thu hút lao động ở cả bậc phổ thông và bậc cao.

Lươn là một trong những loài thủy sản được nuôi nhiều tại ĐBSCL. Thịt lươn có tính hàn, giàu protein, vitamin và khoáng chất. Không chỉ tiêu thụ trong nước, lươn còn xuất khẩu sang các quốc gia như: Hàn Quốc, Trung Quốc, Nhật Bản, Hà Lan, Đức… Tuy nhiên, để xuất khẩu được 1 container lươn đông lạnh sang các quốc gia trên không đơn giản.

Con giống là một trong những yếu tố đầu vào quan trọng ảnh hưởng đến tất cả các khâu còn lại của chuỗi sản xuất thủy sản như chất lượng, năng suất, sản lượng nuôi. Ngay từ đầu năm 2019, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Nam Định đã chỉ đạo các đơn vị trực thuộc và các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất giống thủy sản chủ động bám sát lịch thời vụ, tích cực chuẩn bị các điều kiện để đảm bảo sản xuất con giống chất lượng cho vụ nuôi mới.

Đó là nhận định của ông Lê Duy Hiệp - Chủ tịch Hiệp hội Logistics Việt Nam tại hội thảo “Tăng cường tính kết nối nhằm cải thiện chuỗi giá trị hàng nông sản & thủy sản của đồng bằng sông Cửu Long” do UBND TP. Cần Thơ phối hợp cùng Hiệp hội Doanh nghiệp dịch vụ Logistics Việt Nam (VLA) tổ chức ngày 23/4.

Tỉnh Ninh Thuận có bờ biển dài 105 km, có nhiều đầm, vịnh, vùng cửa sông, bãi triều; thêm vào đó, với đặc điểm khí hậu ít mưa, nhiều nắng, nhiệt độ trung bình năm luôn ở mức cao, độ mặn ổn định, môi trường biển trong sạch nên có nhiều lợi thế cho phát triển nuôi trồng thủy sản (NTTS).

Thứ Ba (9/4), Hội đồng quản lí nuôi trồng thủy sản (ASC) đã công bố chứng nhận nhóm tại Việt Nam với mục đích giúp các nhà sản xuất qui mô nhỏ có thể tiếp cận cơ chế chứng nhận này dễ dàng hơn.

Ngày 20/4, Khoa Thủy sản - Trường Đại học Nông lâm (ĐH Huế) tổ chức hội thảo Kết nối doanh nghiệp trong đào tạo và tuyển dụng nhân sự ngành thủy sản.

Nuôi cá nước ngọt là thế mạnh của ngư dân vùng ĐBSCL. Ngoài mặt hàng cá tra, các loài cá nước ngọt như: cá he, cá hú, cá lóc, cá trê, cá rô… đều có thể xuất khẩu. Tuy nhiên, so với tiềm năng hiện có, việc xuất khẩu các mặt hàng này vẫn còn khiêm tốn.

Từ những trăn trở trong việc sử dụng hóa chất để xử lý ao nuôi tôm cùng với niềm đam mê khoa học, Thạch Huỳnh Nhật Thành và Nguyễn Đinh Đình Thi (HS lớp 11 chuyên Toán - Hóa, Trường Thực hành Sư phạm Trà Vinh) đã cùng nhau tìm tòi và sáng tạo thành công “Hệ thống đèn UV khử trùng nước cấp ao nuôi thủy sản”.

Thời điểm này, tình trạng nắng nóng kéo dài bủa vây các tỉnh ĐBSCL khiến người dân trở nên khó khăn trong sản xuất, sinh hoạt và nuôi trồng thủy sản.