(vasep.com.vn) Sự nóng lên toàn cầu là do hiệu ứng nhà kính, cùng với việc quản lý kém, có thể khiến nguồn lợi cá ngừ Thái Bình Dương giảm đáng kể vào năm 2050.
Bà Valerie Allain, một nhà nghiên cứu nghề cá tại Cộng Thái Bình Dương cho biết, theo kịch bản, sự nóng lên và axit hóa đại dương dự kiến sẽ làm giảm sự sống của san hô từ 50 – 75%. Các mô hình cũng chỉ ra rằng sự thay đổi đáng kể trong việc phân bố nguồn lợi cá ngừ tại Thái Bình Dương sẽ xảy ra vào năm 2050.
Trữ lượng cá ngừ vây vàng, cá ngừ mắt to và cá ngừ albacore chưa được phân cấp do bị lạm thác, nhưng thủy triều có thể sẽ sớm thay đổi do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu.
Hậu quả lớn nhất của sự nóng lên toàn cầu đối với ngành cá ngừ sẽ là sự chuyển dịch của nguồn lợi cá ngừ vằn và cá ngừ vây vàng từ Tây Thái Bình Dương sang Đông Thái Bình Dương.
Theo nghiên cứu của các nhà khoa học, nhiệt độ nước biển tăng tại khu vực Trung Tây Thái Bình Dương đã làm môi trường sống của một số loài cá ngừ quan trọng như cá ngừ vằn hay cá ngừ vây vàng trở nên “khó chịu hơn”, các đàn cá ngừ sẽ di chuyển sang khu vực mát hơn. Tác động của sự phân bố nguồn lợi cá ngừ này không chỉ ảnh hưởng tới đời sống của các loài dưới nước mà còn ảnh hưởng tới sinh kế và sự ổn định kinh tế phụ của các quốc đảo phụ thuộc vào hoạt động nghề cá. Nhiều quốc gia Thái Bình Dương có được doanh thu từ việc bán quyền khai thác.