(vasep.com.vn) Giá cá ngừ vằn giao tại Bangkok, Thái Lan vẫn ổn định ở mức 1.300 USD/tấn, trong khi giá cá ngừ tại Manta, Ecuador vẫn ở mức 1.4500 – 1.500 USD/tấn (giao tại tàu).
Giá cá ngừ ổn ở mức thấp cả hai trung tâm chế biến diễn ra trong bối cảnh có báo cáo về sản lượng đánh bắt tốt ở cả khu vực Đông và Tây Thái Bình Dương. Giá cá ngừ vằn tại Bangkok là giá dự kiến cho lô hàng giao hàng trong tháng tới, trong khi giá Manta là giá xuất xưởng từ đội tàu lớn ở Ecuador và được ghi nhận cho tháng hiện tại. Một số nhà bán lẻ đang tận dụng mức giá “tốt” hiện tại bằng cách ký các hợp đồng cung cấp lớn.
Khi Lễ Phục sinh bắt đầu ở một số trung tâm chế biến lớn và nhiều người sẽ đi nghỉ trong tuần này, giá giao hàng trong tháng 4 vẫn chưa được xác định. Tuy nhiên, các nguồn tin trong ngành cho rằng giá ở các khu vực đang giữ ổn định hoặc có khả năng có xu hướng giảm nhẹ. Vào ngày 28/3, một nguồn tin ở châu Á xác nhận rằng giá cá ngừ vằn nguyên con giao đến Bangkok vẫn ở mức 1.300 USD/tấn.
Tại Tây Thái Bình Dương, hoạt động đánh bắt có thể chậm lại. Tuy nhiên, nguồn cung cá vẫn tương đối dồi dào.
Hoạt động đánh bắt ở Đông Thái Bình Dương vẫn diễn ra mạnh mẽ, với cá ngừ vằn chiếm 70% tổng sản lượng đánh bắt. Sản lượng đánh bắt vẫn tốt, đặc biệt ở vùng biển Peru. Do đó, giá cá ngừ tương đối tốt đối với các chủ tàu vì sản lượng đánh bắt tốt, giúp họ đánh bắt nhanh chóng và quay trở lại cảng khi cập bến mà không tốn quá nhiều nhiên liệu hay thời gian.
Giá cá ngừ vằn ở Bangkok và Manta vẫn thấp hơn nhiều so với mức giá ở cùng kỳ trong 2 năm trước, khiến một số nhà bán lẻ phải ký kết các hợp đồng lớn.
Cách đây chưa đầy một tháng, chuỗi bán lẻ quốc tế Lidl của Đức được cho là đã ký một hợp đồng lớn với một số nhà máy đóng hộp của Ecuador để cung cấp cá ngừ đóng hộp, bao gồm Negocios Industriales Real, được biết đến với cái tên Nirsa, Eurofish, Seafman Sociedad Ecuatoriana de Alimentos của Tri Marine, và Tecopesca, cùng nhiều công ty khác. Việc mua hàng - do giá thuận lợi - là một lợi ích lớn cho các nhà sản xuất đồ hộp ở Ecuador.
Giá cá ngừ Ấn Độ Dương và Đại Tây Dương
Cá ngừ vằn được chứng nhận của MSC ở Ấn Độ Dương có giá 1.300 EUR/tấn, trong khi cá ngừ vằn có giá từ 1.250 - 1.275 EUR/tấn. Giá cá ngừ trong khu vực đang bị áp lực bởi giá thấp ở Thái Bình Dương, với giao dịch được thực hiện ở mức 1.275 EUR/tấn cho thấy xu hướng giảm có thể xảy ra.
Một số tàu tiếp tục hoạt động ở phía nam Kênh Mozambique trong khu vực, một số chọn đánh cá ở phía bắc Seychelles. Theo các nguồn tin, sản lượng cá ngừ vằn của đội tàu Pháp vào khu vực này tăng nhẹ so với năm ngoái.
Thay vào đó, ở Đại Tây Dương, sau 3 tháng diễn ra lệnh cấm "veda" hay còn gọi là lệnh cấm sử dụng thiết. bị dẫn dụ cá (FADs), cho thấy cá đánh bắt được là cá cỡ nhỏ và việc đánh bắt được khối lượng cá ngừ vằn hợp lý là một thách thức.
Đội tàu châu Âu đang gặp khó khăn trong việc cạnh tranh về lợi nhuận với các đội tàu khác hoạt động ở Đại Tây Dương, đặc biệt là các đội tàu Hàn Quốc và Trung Quốc, có chi phí thấp hơn nhiều. Đầu năm nay, công ty đánh cá Tây Ban Nha Albacora được cho là đã di chuyển 6 hoặc bảy 7 tàu từ Đại Tây Dương đến Ấn Độ Dương trong thời gian diễn ra lệnh cấm sử dụng FADs.
Đồng thời, nhà máy đóng hộp tích hợp theo chiều dọc Jealsa của Tây Ban Nha cũng đã tạm dừng một số tàu của mình, như Sant Yago Uno và Sant Yago Tres, hiện đang cập cảng Las Palmas, Quần đảo Canary.
Ở châu Âu, hoạt động giao dịch đặc biệt chậm trong tuần này trong bối cảnh kỳ nghỉ lễ Phục sinh sắp tới, được tổ chức bằng ngày nghỉ lễ ngân hàng bắt đầu vào ngày 28/3 ở Tây Ban Nha và ngày 29/3 ở Anh. Giá cá ngừ ở Tây Ban Nha gần như ổn định ở mức khoảng 1.650 - 1.700 EUR/tấn.
Giá dầu ô liu cũng đã giảm nhẹ xuống khoảng 7.500 EUR/tấn.
Trong khi đó, tin tức về Công ty Ocean Family Chiết Giang (ZOF) hồi đầu tháng này đã mất chứng nhận an toàn cho cá heo sau khi báo cáo của Tổ chức Công lý Môi trường (EJF) khiến một số nhà chế biến của Hoa Kỳ và Châu Âu ngừng mọi hoạt động mua hàng từ họ.
Báo cáo của EJF mô tả hoạt động đánh bắt bất hợp pháp, không được báo cáo và không được kiểm soát có hệ thống trong 5 năm của công ty đánh bắt cá ngừ khổng lồ ZOF của Trung Quốc, một công ty có trụ sở tại Chu San, phía đông Trung Quốc, được cho là đã đánh bắt 15% tổng sản lượng cá ngừ do Trung Quốc sản xuất.
Theo EJF, ZOF đã cung cấp hơn 305 triệu USD cá ngừ cho nhà kinh doanh cá ngừ Đài Loan FCF, công ty sở hữu hãng đóng hộp và thương hiệu Bumble Bee Foods của Mỹ, trong giai đoạn 2018-2021, trích dẫn các tài liệu của công ty đại chúng.