Sản lượng khai thác cá ngừ vằn tại EPO giảm

(vasep.com.vn) Theo số liệu thống kê mới nhất của Ủy ban Cá ngừ Nhiệt đới Bắc Nam Mỹ (IATTC), tổng sản lượng khai thác cá ngừ tại khu vực Đông Thái Bình Dương (EPO) giảm 3%. Sản lượng khai thác thấp hơn 19.470 tấn so với tổng sản lượng trong năm 2017. Tuy nhiên, lượng cá ngừ vằn cập cảng giảm mạnh.

So với dữ liệu năm 2016, sản lượng khai thác cá ngừ thậm chí còn giảm nhiều hơn, giảm 7%, thấp hơn 48.208 tấn.

Khai thác cá ngừ vằn giảm trong năm 2018

Trong số các loài cá ngừ, sản lượng của các đội tàu khai thác chủ yếu cá vằn giảm mạnh nhất 10% so với năm 2017. Do đó, giá cá ngừ vằn tại EPO cao hơn, và nhu cầu đối với cá ngừ vằn Trung Tây Thái Bình Dương tăng.

Các tàu lưới kéo cắm cờ của Ecuador đã đóng góp phần lớn trong tổng sản lượng khai thác cá ngừ vằn tại EPO, với hơn 179.693 tấn. Năm 2018, tổng sản lượng khai thác cá ngừ vằn tại Ecuador đã giảm 6%.

Lượng sụt giảm trong sản lượng khai thác cá ngừ vằn đã được bù đắp bởi sự gia tăng trong sản lượng khai thác cá ngừ vây vàng, sản lượng khai thác tăng 12%. Đây là tin tốt cho đội tàu của Mexico, đội tàu khai thác chủ yếu loài này.

Lượng cá ngừ mắt to cập cảng cũng giảm 5.871 tấn, điều có thể là mối lo ngại khi xem xét tình trạng nguồn lợi của loài này. Mặc khác, điều này cũng có thể là một dấu hiệu tích cực cho thấy sự giảm bớt việc khai thác không chủ đích cá ngừ mắt to bằng các thiết bị dẫn dụ cá (FADs).

Trong khi khối lượng cá ngừ vây xanh luôn thấp hơn nhiều so với các loài khác, sản lượng khai thác loài này trong năm 2018 giảm mạnh, giảm 30%.

Kể từ năm 2012, các nước thành viên của IATTC đã cố gắng giảm 40% sản lượng khai thác cá ngừ vây xanh sau khi nguồn lợi loài này suy giảm do lạm thác.

Một chương trình gắn thẻ cá ngừ trong khu vực quy mô lớn (RTTP) tại EPO đang được thực hiện, với mục đích cải thiện việc đánh giá và quản lý nguồn lợi cá ngừ vằn, cá ngừ vây vàng, và cá ngừ mắt to. Hơn thế nữa, một đánh giá từ bên ngoài về nguồn lợi cá ngừ mắt to sẽ được thực hiện.

Lệnh cấm khai thác đã được áp dụng tại khu vực này từ ngày 9/11/2018 – 19/01/2019. Và sau lệnh cấm hết hiệu lực đã có 270 tàu trở lại khai thác tại EPO.

Chia sẻ:


Bình luận bài viết

Tin cùng chuyên mục