(vasep.com.vn) Cơ quan Thủy sản Nhật Bản đang lên kế hoạch để kiểm soát cá ngừ vây xanh Thái Bình Dương, loài đang có nguy cơ tuyệt chủng, bằng cách áp dụng hệ thống sản lượng được phép đánh bắt (TAC) với điều khoản pháp lý để xử phạt những người vi phạm.
Theo hệ thống TAC, cơ quan sẽ quyết định sản lượng cá ngừ vây xanh Thái Bình Dương mà các ngư dân được phép đánh bắt nhằm kiểm soát nguồn tài nguyên biển.
Tổng sản lượng được pháp đánh bắt đặt ra giới hạn về sản lượng khai thác hàng năm để kiểm soát nguồn tài nguyên biển. Nhật Bản đã công bố về hệ thống này vào năm 1997. Hiện tại, 7 loài cá là: Cá thu đao, cá minh thái Alaska, cá sòng Nhật bản, cá trích, cá thu Nhật và cá thu đốm, các loài mực nói chung của Nhật Bản và cua tuyết - là đối tượng quản lý của hệ thống này. Các loại được lựa chọn trong danh sách này đã được quyết định dựa trên các yếu tố như tầm quan trọng đối với cuộc sống hàng ngày của công chúng và cho dù sản lượng khai thác có lớn không.
Các nước thành viên của Ủy ban Nghề cá Trung Tây Thái Binh Dương (WCPFC) đã đạt được thỏa thuận để giảm một nửa sản lượng khai thác cá ngừ vây xanh Thái Bình Dương chưa trưởng thành từ năm 2015 trở đi. WCPFC là một tổ chức quốc tế quản lý nguồn lợi cá ngừ vây xanh Thái Bình Dương.
Tuy nhiên, tại Nhật Bản, việc báo cáo không trung thực về sản lượng khai thác đang lan tràn trong ngành. Do đó, cơ quan này đã quyết định đưa ra các biện pháp quản lý nghiêm ngặt.
Cơ quan này cũng hi vọng sẽ chứng minh được với cộng đồng quốc tế rằng Nhật Bản đang tiếp cận việc quản lý nguồn tài nguyên biển một cách nghiêm túc bằng cách đưa cá ngừ vây xanh vào danh sách TAC.
Bảy loài bao gồm cả cá thu đao hiện đang được quản lý theo hệ thống TAC nhằm ngăn chặn việc lạm thác quá bằng việc đưa ra giới hạn tổng sản lượng khai thác.
Cơ quan này đang xem xét về việc đưa cá ngừ vây xanh vào danh sách các loài thuộc hệ thống TAC bằng cách sửa đổi các pháp lệnh của chính phủ có liên quan.
Tổ chức Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế (IUCN) đã xác định loài này là loài dễ bị tổn thương vào năm 2014. Các nước thành viên của WCPFC cũng đã nhiều lần tăng cường các nỗ lực để bảo tồn số lượng cá ngừ vây xanh.