(vasep.com.vn) Sản lượng khai thác cá ngừ vằn tại các ngư trường khai thác chính trong quý đầu năm nay đã được cải thiện khiến giá giảm nhẹ. Nhu cầu NK để chế biến và đóng hộp cá ngừ tại các thị trường truyền thống và mới nổi vẫn không ổn định.
Nguồn cung
Trong quý đầu năm 2016, hoạt động khai thác tại khu vực Trung Tây Thái Bình Dương đã cải thiện. Tại khu vực Đông Thái Bình Dương, sản lượng khai thác cá ngừ vằn tăng trong khi sản lượng cá ngừ vây vàng không cao. Kết quả là, giá cá ngừ vây vàng đã tăng rõ rệt trong khu vực, trong khi giá cá ngừ vằn chỉ tăng nhẹ.
Tại khu vực Ấn Độ Dương, hoạt động khai thác diễn ra ở mức vừa phải, lượng cập cảng chủ yếu là cá ngừ vằn. Do giá cá ngừ suy yếu tại một phần thế giới, lượng nguyên liệu tồn kho trong suốt quý 1 tại Thái Lan tăng khá. Từ tháng 1 - 3/2016, giá trung bình NK cá ngừ vằn thấp hơn 6,3% so với cùng kỳ năm trước. Khối lượng cá ngừ đông lạnh cập cảng vào Thái Lan đạt 125.600 tấn, tăng 8% so với mức 120.000 tấn của cùng kỳ năm trước. Tuy nhiên, khối lượng cá ngừ vây vàng và albacore NK giảm 35% và 28% so với cùng kỳ năm trước, tương đương 21.500 và 7.000 tấn.
Hoạt động khai thác tại Ấn Độ Dương diễn ra bình thường, trong khi lượng tồn kho nguyên liệu thô tại các nhà máy địa phương ở mức thấp. Giá cá ngừ vây vàng và cá ngừ vằn tiếp tục tăng do nguồn cung từ Ấn Độ Dương và Đại Tây Dương thấp.
Indonesia cho biết sản lượng khai thác cá ngừ vằn bằng cần câu tay trong nước tăng từ quý đầu năm 2016. Là kết quả của các biện pháp của chính phủ nhằm chống nạn khai thác bất hợp pháp, không khai báo và không theo quy định (IUU) của các tàu cá nước ngoài. Giá cá ngừ vằn được đánh bắt bằng cầu cân tay ở mức cao vào khoảng 1.700 – 1.800 USD/tấn, tính theo giá FOB Indonesia, cao hơn 200 USD/tấn so với cá ngừ được đánh bắt bằng lưới vây. Các khu vực khai thác cá ngừ vằng cần câu tay là khu vực phía đông của Indonesia, gọi là North Sulawesi, South of Sulawesi, Maluku và East Flores
Sản xuất cá ngừ đóng hộp tại Ecuador, nguồn cung lớn nhất cho các thị trường Châu Âu, thấp hơn trong tháng 5 do trận động đất diễn ra vào giữa tháng 4. Các nhà sản xuất cá ngừ đóng hộp tại Manta đã đóng cửa trong 2 tuần và rất nhiều công nhân đã bỏ việc sau trận động đất. Thêm vào đó, các cơ sở hạ tầng tại Manta đã bị ảnh hưởng trực tiếp, làm cho nước này không thể cho cập cảng nguyên liệu cho các nhà máy đóng hộp hoạt động. Cộng thêm do sự khan hiếm cá ngừ từ Đông Thái Bình Dương, do đó giá cá ngừ đã bị đẩy lên.
Thị trường cá ngừ tươi và đông lạnh
XNK cá ngừ tươi và đông lạnh của Mỹ vẫn tiếp tục có xu hướng tích cực trong quý 1/2016, NK cao hơn so với dự báo. Tại Nhật Bản, hoạt động kinh doanh surimi rất khả quan trong quý 1. Sau 4 năm ảm đạm, NK cá ngừ qua đường hàng không của Nhật Bản trong 3 tháng đầu năm đã tăng 4% so với cùng kỳ năm trước.
Tại Trung Quốc, nhu cầu NK cá ngừ vây xanh và cá ngừ mắt to phẩm cấp sashimi giảm mạnh do nhu cầu thu hẹp và đồng nhân dân tệ suy yếu so với đồng đô la Mỹ. Trong hoạt động kinh doanh sashimi, cá hồi tươi vẫn được sử dụng nhiều.
Mỹ
NK cá ngừ tươi và đông lạnh của Mỹ trong quý 1 năm nay đạt 12.100 tấn, cao hơn so với mức 11.700 tấn của cùng kỳ năm trước. Các nguồn cung gồm cá ngừ tươi qua đường hàng không, cá ngừ đông lạnh nguyên con còn vây và cá ngừ philê tươi/đông lạnh. NK cá ngừ vây xanh chất lượng cao từ Mexico và Tây Ban Nha, cũng như cá ngừ vây xanh miền Nam từ các nước Thái Bình Dương tăng. Trong suốt quý 1, NK cá ngừ vây vàng tươi nguyên con và đông lạnh cũng như cá ngừ philê đông lạnh tăng. Hơn 6.000 tấn philê cá ngừ đông lạnh đã NK vào Mỹ trong 3 tháng đầu năm 2016, tăng 1,6% so với cùng kỳ năm trước. Các nguồn cung từ Philippines, Việt Nam, Sri Lanka, Thái Lan và Maldives tăng nhưng từ Indonesia, nguồn cung lớn nhất, giảm.
Nhật Bản
Vào ngày 05/1/2016, chợ cá Tsukiji của Tokyo đã chứng kiến cuộc bán đấu giá cá ngừ vây xanh đắt nhất cuối cùng của năm với giá 118.000 USD (con cá nặng 200kg). Đây là cuộc bán đấu giá năm mới cuối cùng tại chợ này vì các hoạt động bán buôn cá của Tokyo sẽ di chuyển tới khu chợ mới được xây dựng Toyosu trong tháng 10.
Nhìn chung, NK cá ngừ tươi và đông lạnh để làm sashimi tại Nhật Bản trong 3 tháng đầu năm 2016 tăng. So với quý 1/2015, các nguồn cung cá ngừ vây vàng và cá ngừ vây xanh tươi nguyên con, cá ngừ mắt to và vây vàng đông lạnh cao hơn.
NK philê cá ngừ vây xanh và mắt to đông lạnh cũng tăng trong quý 1. Tổng NK philê cá ngừ đông lạnh sâu (ở -600) giảm nhẹ, chỉ đạt 12.300 tấn (giảm 4%) do sản lượng khai thác cá ngừ vây xanh và cá ngừ vây vàng giảmTuy nhiên, NK philê cá ngừ mắt to phổ biến (loại thịt đỏ) tăng 34%
Nhu cầu tiêu thụ cá ngừ sashimi tại Nhật Bản tốt hơn trong những tháng lễ hội mùa xuân của năm nay (từ tháng 4-5), đây là một trong những giai đoạn kinh doanh cá ngừ sashimi cao nhất tại nước này.
Cá ngừ đóng hộp
Xuất khẩu
Giá nguyên liệu thô thấp hơn đã khiến XK cá ngừ đóng hộp từ hầu hết các nước sản xuất trong quý đầu năm 2016 tăng. Trong số 6 nhà XK cá ngừ chế biến và đóng hộp lớn nhất thế giới, XK từ Thái Lan tăng nhẹ 1%. Tuy nhiên đến cuối tháng 5, giá cá ngừ vằn đông lạnh giao hàng từ các nước Đông Thái Bình Dương sang Thái Lan đã ngừng giảm.
Tại Tây Ban Nha, XK cá ngừ đóng hộp tăng mạnh trong quý 1/2016, tăng 20% so với cùng kỳ năm trước. Các nguồn cung của Tây Ban Nha cho các nước EU cũng như các nước Trung Đông và Bắc Phi. Các nhà sản xuất cá ngừ đóng EU khác, như Italy, Bồ Đào Nha, XK cũng tăng lần lượt là 13% và 7,5%. XK từ Pháp giảm 4%.
Trong quý 1/2016 XK của Ecuador tăng 19% và của Trung Quốc tăng 12% so với cùng kỳ năm trước. Trong 2 tháng đầu năm, XK của Indonesia tăng 13%, trong khi XK của Philippines giảm 23%.
Nhập khẩu
Giá thấp hơn dường như đã thúc đẩy nhu cầu NK cá ngừ chế biến và đóng hộp tại một số thị trường EU, trong khi xu hướng tiêu cực đang diễn ra tại các thị trường Bắc Mỹ như Mỹ NK giảm cá ngừ chế biến và đóng hộp giảm 14,5% và tại Canada giảm 10%. Tại Châu Á Thái Bình Dương, NK của Nhật Bản và New Zealand tăng, nhưng tại Australia giảm. NK của các thị trường Trung Đông và Bắc Phi trong quý 1/2016 tăng so với cùng kỳ năm trước. Tại Châu Mỹ Latinh, NK cá ngừ đóng hộp tăng tại Argerntina, Peru, Chile, nhưng giảm tại Brazil.
Mỹ
Thị trường cá ngừ đóng hộp của Mỹ đã giữ đủ hàng tồn kho từ năm ngoái, điều này đã khiến lượng NK giảm mặc dù giá cả đã thấp hơn. Cụ thể, tổng NK cá ngừ chế biến và đóng hộp tại Mỹ trong 3 tháng đầu năm đã giảm 7% so với cùng kỳ năm trước. Trong 6 nước XK nhiều nhất sang đây, các nguồn cung đều giảm trừ Việt Nam và Mexico. Tổng NK cá ngừ chế biến đông hộp bao gồm 10.500 tấn cá ngừ đóng túi, 17.120 tấn thăn cá ngừ hấp chín trong đó bao gồm 14.580 tấn cá ngừ đã được chế biến thành cá ngừ đóng hộp. Giá trị NK cá ngừ đóng túi cao hơn, tăng 3,7% so với cùng kỳ năm trước, trong khi NK thăn cá ngừ hấp chín giảm 12,7%.
EU
Xu hướng NK cá ngừ chế biến và đóng hộp tiêu cực của EU trong năm 2015 đã đảo ngược một chút trong quý đầu tiên của năm 2016. NK cá ngừ chế biến và đóng hộp của EU trong quý 1/2016 đạt 124.000 tấn, cao hơn gần 6% so với cùng kỳ năm trước. Nguyên nhân chính là do nguồn cung từ Ecuador tăng đáng kể, XK của nước này sang EU tăng 1%. Tổng khối lượng NK của EU từ Ecuador chiếm 26% trong tổng NK cá ngừ chế biến đóng hộp NK từ các nước ngoài EU và chứng minh sự tăng trưởng nguồn cung cho hầu hết các thị trường quan trọng trong EU.
Cũng trong giai đoạn này, NK cá ngừ chế biến và đóng hộp từ Thái Lan tăng 4%, từ Seychelles tăng 20% và từ Ghana tăng 21%. Trong số 10 nguồn cung lớn nhất từ bên ngoài khối cho các nước EU, khối lượng từ Mauritius giảm 3%, Trung Quốc giảm 40%, Philippines giảm 42% và từ Việt Nam giảm 20%.
Trong số các thị trường đơn lẻ trong khối EU, NK cá ngừ chế biến và đóng hộp vào Tây Ban Nha tăng, với tổng khối lương NK vào nước này hầu hết là thăn cá ngừ hấp chín để tái chế. Đối với tiêu dùng trực tiếp, NK của Anh tăng 3,5%, trong khi NK của Đức thấp hơn 7%.
Nhu cầu tiêu thụ các sản phẩm cá ngừ đóng hộp có giá trị cao hơn trong các giao dịch nội khối EU tăng trong quý 1/2016, Tây Ban Nha, Pháp, Italy và Bồ Đào Nha là các nước cung cấp chinh. XK các sản phẩm có giá trị cao có nguồn gốc từ Tây Ban Nha trong khối EU tăng gần 17% về khối lượng và hơn 7% về giá trị với tổng khối lượng đạt 31.200 tấn, trị giá 155,2 triệu USD.
Các thị trường khác
Tại khu vực Châu Á Thái Bình Dương, xu hướng XNK đối với các sản phẩm cá ngừ đóng hộp trong suốt quý 1/2016 bao gồm NK của Nhật Bản tăng 14% đạt, 14.100, do nguồn cung từ Thái Lan. Philippines, Indonesia, Trung Quốc và Việt Nam tăng. Gần 1.500 tấn các sản phẩm cá ngừ bào (katsuobushi). Tại Australia, NK giảm 15,5%, dạt 11.300 tấn, trong đó Thái Lan chiếm 91% thị phần.
Nk cá ngừ đóng hộp vào New Zealand, Đài Loan, Malaysia, Singapore và Sri Lanka tăng trong quý 1/2016. Dữ liệu XK của Thái Lan cho thấy cơ hội XK cá ngừ đóng hộp sang Trung Đông tốt hơn.