Mỹ thắng Mexico trong vụ kiện về dán nhãn cá ngừ

(vasep.com.vn) Sau một cuộc chiến pháp lý kéo dài một thập kỷ, Tổ chức Thương mại Quốc tế (WTO) đã ra phán quyết có lợi cho Mỹ đối với vụ khiếu nại của Mexico về các quy định dán nhãn của Mỹ đã vi phạm các quy định của WTO.

Mexico lập luận rằng các quy định của Mỹ không công bằng đối với ngành khai thác của nước này vì Mỹ từ chối cấp nhãn “an toàn cá heo” cho các sản phẩm cá ngừ được khai thác tại vùng biển của Mexico, ngay cả khi số lượng cá heo bị chết đã giảm xuống mức thấp nhất. Nhãn “an toàn cá heo” cho các sản phẩm cá ngừ chỉ được sử dụng để miêu tả cá ngừ được đánh bắt bằng lưới tại những nơi mà không có con cá heo nào bị chết hay bị thương.

Theo luật của Mỹ, nếu một nước không thể chứng minh sự tuần tự các quy định bảo vệ cá heo, cá ngừ XK sẽ bị cấm.

Mỹ đã yêu cầu các quan sát viên của chính phủ giám sát và kiểm tra nghiêm ngặt các giấy tờ của các đội tàu khai thác cá ngừ của Mexico, các đội tàu đánh bắt cá ngừ bằng cách săn đuổi và bao vây cá heo bằng lưới vây để đánh bắt cá ngừ bơi bên dưới chúng.

WTO đã phán quyết rằng việc quây cá heo bằng lưới vây có khả năng gây thương tích và giết chết cá heo, ngay cả khi không có bằng chứng quan sát về các sự cố như vậy.

Thời gian tranh chấp pháp lý

Mexico từ lâu đã lập luận rằng chính sách dán nhãn của Mỹ đối với các sản phẩm cá ngừ XK của nước này là phân biệt đối xử và không cần thiết. Và nước này đã lần đầu tiên đưa vụ kiện này lên WTO vào năm 2018.

Vào năm 2011 và 2015, WTO đã phá quyết rằng các sản phẩm cá ngừ của Mexico đã phải đối mặt với các điều kiện thương mại không công bằng với Mỹ trong 20 năm. Đáp lại, Mỹ tuyên bố sẽ đưa ra các biện pháp trừng phạt tương tự đối với các quốc gia khác, tạo ra một sân chơi bình đẳng cho tất cả các quốc gia cung ứng trong năm 2016.

Mexico đã tiếp tục kháng cáo, lập luận rằng các quy định này rất “mơ hồ” và khó theo dõi chính xác. Trong tháng 4/2017, Mexico đã giành chiến thắng trong một vòng đàm phán khác và thậm chí được ủy quyền để áp dụng mức thuế hàng năm trị giá 163 triệu USD chống lại Mỹ.

Tuy nhiên, Mỹ đã tìm cách xem xét lại phán quyết và vào tháng 10/2017, WTO vì phát hiện rằng các luật ghi nhãn của mình tuân thủ các chính sách của WTO. WTO đã ra phán quyết có lợi cho Mỹ, ủng hộ quan điểm của mình rằng ngư dân khai thác cá ngừ của Mexico vẫn sử dụng lưới kéo, có thể dẫn tới việc cá heo bị khai thác không chủ đích.

Tiếp theo cho Mexico sẽ là gì?

Trong một tuyên bố của mình, Mexico cho biết phán quyết mới nhất của WTO không nhận ra các tiêu chuẩn cao nhất về thực hành phát triển bền vững trong ngành khai thác cá ngừ của Mexico.

Bộ Công thương nước này hiện đang đánh giá lại các cơ hội khai thác các thị trường khác trong khi cố gắng đàm phán lại với Mỹ.

Ước tính khoảng 98% cá ngừ đóng hộp được bán tại Mỹ hiện mang nhãn an toàn cá heo. Tuy nhiên, liệu các nhãn như vậy thực sự có ý nghĩa gì hay không vẫn còn tranh cãi, vì một số chuyên gia cho rằng các nhãn đó được sử dụng như một mưu đồ tiếp thị được thiết kế để đánh lừa người tiêu dùng.

Hầu hết người Mỹ nghĩ rằng sự tồn tại của nhãn cá heo có nghĩa là không có con cá heo nào bị hại khi khai thác cá ngừ. Trong thực tế, nhãn chỉ có nghĩa là một phương pháp khai thác cụ thể không được sử dụng tại một khu vực biển cụ thể. Không phải ngẫu nhiên, địa điểm và thực tế được xem xét kỹ lưỡng nhất bởi luật pháp của nước đó và cách thức ngành khai thác cá ngừ Mexico thực hiện.

Chia sẻ:


Bình luận bài viết

Tin cùng chuyên mục