Mỹ: Nhiều nhà bán lẻ cam kết bán cá ngừ hộp có trách nhiệm

(vasep.com.vn) Người Mỹ thực sự thích cá ngừ đóng hộp. Theo Hiệp hội Thủy sản Quốc gia (NFI), người Mỹ đã tiêu thụ hơn 700 triệu pao cá ngừ đóng hộp trong năm 2015. Con số này tương đương 2,2 pao/người/năm.

Loại thực phẩm này vẫn nằm trong tốp 3 mặt hàng thủy sản hàng đầu mà người Mỹ tiêu thụ mỗi năm – và nằm trong tốp này trong hơn 10 năm qua.

Các nhà bán lẻ cho biết có một xu hướng mới đối với ngành cá ngừ đóng hộp, và xu hướng này cũng diễn ra với nhiều loại thực phẩm khác. Xu hướng này tập trung vào việc cá được đánh bắt và chế biến như thế nào – và đến từ đâu.  

Để thực hiện điều này, trong thông báo gần đây, Whole Foods Market cho biết vào tháng 1/2018, tất cả các sản phẩm cá ngừ được bán tại các của hàng hay được sử dụng trong các cửa hàng thực phẩm chế biến của công ty này sẽ chỉ có nguồn gốc từ các ngư trường sử dụng phương thức câu cần, câu nhấp hay câu dây. Những phương thức này về mặt lý thuyết sẽ loại bỏ các vấn đề đánh bắt không chủ đích hay khai thác không xác định các loài cá khác, các loài chim hay các động vật có vú. Với các cách thức tại chỗ của Whole Foods, các ngư dân của họ sẽ đánh bắt từng con cá ngừ để tránh lạm thác.

Chính sách mới của chuỗi cửa hàng này cũng yêu cầu các sản phẩm cá ngừ đóng hộp có nguồn gốc từ ngư trường được chứng nhận của Hội đồng Quản lý Biển (MSC) hay có nguồn gốc từ ngư trường được đánh giá tốt nhất (xanh lá cây) hay thay thế tốt (vàng) bởi Monterey Bay Aquarium và Trung tâm Safina. Bên cạnh đó, các siêu thị cũng yêu cầu truy xuất nguồn gốc.

Không chỉ Whole Foods thay đổi. Hy-Vee, chuỗi 240 cửa hàng tại vùng Trung Tây, trước đó đã đưa ra và đạt được các mục tiêu về thủy sản bền vững cho các cửa hàng thủy sản tươi và đông lạnh. Trong tháng 1, Hy-Vee đã thông báo một chính sách cá ngừ đóng hộp mới, cho thấy mối quan ngại về việc khai thác không chủ đích tại các ngư trường, mà tại đó thiết bị thu hút cá được sử dụng, và chuỗi cửa hàng này đã quyết định thay đổi chính sách. Mặc dù chuỗi cửa hàng này cho biết họ đã cam kết về việc tìm nguồn cung bền vững, chính sách của họ đã không cụ thể về việc họ sẽ chỉ lấy hàng từ các công ty đáp ứng được các tiêu chuẩn nghiêm ngặt. Vì những con nằm trong lưới không chỉ có cá ngừ mà còn có cá heo, chim biểm, và những loài cá khác không phải là mục tiêu đánh bắt ban đầu.

Chicken of the Sea, Starkist và Bumble Bee là những thương hiệu cá ngừ đóng hộp lớn nhất tại Mỹ, những người trong ngành thủy sản đang nghĩ rằng sáng kiến của Whole Foods và những người khác sẽ thúc đẩy họ cân nhắc về việc đánh bắt cá như thế nào.

Bumble Bee đã đưa ra chương trình Trace My Catch vào năm 2015, cho phép mọi người nhập mã để tìm thấy trên hộp cá ngừ của mình để biết thêm thông tin chính xác về những loài mà họ đang sử dụng và các loài đó được đánh bắt như thế nào. Tuy nhiên, thương hiệu này vẫn cung cấp các sản phẩm cá ngừ được đánh bắt theo các phương pháp truyền thống.

Chia sẻ:


Bình luận bài viết

Tin cùng chuyên mục