(vasep.com.vn) Kế hoạch 5 năm cho ngành khai thác nội địa của Hàn Quốc đã được Bộ Hàng hải và Thủy sản (ODA) đưa ra. Kế hoạch này tập trung vào việc đưa ra các biện pháp để chống lại khai thác bất hợp pháp, không khai báo và không theo quy định (IUU) và tăng cường hoạt động quản lý nguồn tài nguyên ven biển.
Kế hoạch này đã vạch ra nhiều sáng kiến khác nhau với mục tiêu tăng sản lượng hàng năm từ 790 nghìn tấn lên 900 nghìn tấn vào năm 2023.
Các kế hoạch mở rộng của ODA cũng đã được công bố cũng như các biện pháp liên quan đến việc mở rộng hoạt động chế biến ra nước ngoài.
Giám đốc Phòng Công nghiệp Thủy sản giải thích rằng sự lão hóa của đội tàu nước này làm cho họ mất đi lợi thế cạnh tranh. Hơn nữa, ông hy vọng rằng bằng cách giải quyết việc thiếu các chính sách đối với ngành khai thác trong nước, nước này sẽ tăng cường nuôi trồng thủy sản, ngành công nghiệp chế biến và xây dựng nhiều liên doanh khai thác hải sản ngoài khơi.
Dữ liệu từ Tổ chức Nông Lương Liên hợp quốc cho thấy đội tàu của Hàn Quốc bao gồm chủ yếu là các tàu câu vàng, tàu lưới kéo và tàu lưới cào. Bộ đã triển khai các biện pháp hiện đại hóa đội tàu của nước này.
ODA hiện có 221 tàu đang hoạt động ở 5 vùng biển. Trong khi điều kiện trong nước và nước ngoài đang được cải thiện, số lượng thủy thủ lại liên tục giảm.
Các yếu tố ảnh hưởng tới ngành cá ngừ Hàn Quốc
Một số điều kiện bên trong và bên ngoài được xác định là có ảnh hướng tới ngành cá ngừ Hàn Quốc.
Mô hình tiêu thụ đã chuyển từ thủy sản sống sang thủy sản chế biến, và các điều kiện XK dự kiến sẽ thay đổi để phù hợp với tự do hóa toàn cầu. Các xu hướng khác cũng đáng chú ý là việc tái cấu trúc các loại cá có giá trị cao như cá ngừ để đảm bảo hạn ngạch khai thác ổn định.
Cạnh tranh từ các nước khai thác cũng được coi là một ảnh hưởng từ bên ngoài đối với ngành này của Hàn Quốc. Bộ cũng đánh giá Trung Quốc, Nhật Bản và Đài Loan và phác thảo sự phát triển trong nước của mỗi quốc gia.