Greenpeace thúc giục các nước quốc đảo Thái Bình Dương bảo tồn cá ngừ

(vasep.com.vn) Greenpeace cho biết, việc Mỹ rút khỏi 1 hiệp ước khai thác cá ngừ đã kéo dài trong nhiều thập kỷ với các nước Thái Bình Dương có thể có lợi cho các nỗ lực bảo tồn cá ngừ, nhưng quyền khai thác phải được phân bổ cẩn thận.

Với sự kết thúc của hiệp ước này, các nước quốc đảo Thái Bình Dương có quyền và cơ hội để đàm phán quyền khai thác thủy sản của họ, và chấm dứt việc lạm thác đang đe dọa nhiều quần thể cá ngừ.

Hiệp ước cá ngừ đã có vấn đề từ góc độ môi trường, và cần phải được xem xét lại. Ngành cá ngừ đang ở ngoài tầm kiểm soát và các tàu của Mỹ đã không được miễn tội, bao gồm cả việc sử dụng bất hợp pháp các ngư cụ hủy diệt.

Bộ Ngoại giao Mỹ đã công bố về việc nước này rút khỏi Hiệp ước Cá ngừ Nam Thái Bình Dương, đã có hiệu lực từ năm 1988. Hiệp ước này đã đảm bảo quyền khai thác cá ngừ tại các vùng lãnh hải của các nước quốc đảo Thái Bình Dương cho các tàu của Mỹ. Trong những năm gần đây, các quốc đảo Thái Bình Dương đã ép để tăng phí khai thác tại vùng biển của họ lên cao hơn, điều này khiến cho việc đầm phán lại hiệp ước gặp khó khăn.

Greenpeace đã đề cập đến 6.000 ngày đã phân bổ cho các tàu mỗi năm mà các nước quốc đảo Thái Bình Dương đã dành cho đội tàu của Mỹ khai thác, giờ sẽ được phân bổ lại do hiệp ước bị sụp đổ.

Hiệp ước này đảm bảo quyền khai thác cho Mỹ tại các ngư trường Thái Bình Dương, và các chi phí cấp phép mà nước này trả cho các nước Thái Bình Dương không là gì so với lợi nhuận mà nước này nhận được từ việc khai thác cá ngừ Thái Bình Dương.

Greenpeace hy vọng các quốc gia khai thác tại vùng biển Thái Bình Dương, như Trung Quốc, Nhật Bản, Đài Loan, Hàn Quốc và một số nước EU sẽ phải cạnh tranh để giành những ngày khai thác này, với giá vào khoảng 68 triệu USD.

Các nước Thái Bình Dương cần nhanh chóng làm việc để hạn chế các kỳ vọng xung quanh việc các nước khác có quyền khai thác, cũng như công ty của Mỹ sẽ tìm cách tiếp cận song phương với các nước Thái Bình Dương quan trọng.

Quyền khai thác này đều được ghi vào hồ sơ về việc tuân thủ, và được lưu lại trong nhiều năm nhằm ngăn chặn các nỗ lực khai thác một cách bền vững hơn, ngăn chặn nạn khai thác bất hợp pháp và không công bằng, và duy trì các điều kiện lao động công bằng cho những người đang làm trong ngành.

Các nước quốc đảo Thái Bình Dương hiện có 1 cơ hội để đàm phán về thỏa thuận rằng sẽ khai thác một cách bền vững có lợi cho cộng đồng.

Chia sẻ:


Bình luận bài viết

Tin cùng chuyên mục