(vasep.com.vn) Thời tiết xấu và sản lượng khai thác thấp đã đẩy giá cá ngừ lên cao, đã tác động tới các bên trong ngành sushi Nhật Bản, từ các chuỗi của hàng Michelin sang trọng đắt tiền cho tới các chuỗi cửa hàng băng chuyền rẻ hơn. Điều này cũng tạo ra hiệu ứng khác, các chuỗi cửa hàng có xu hướng sát nhập lại với nhau.
Giá cá ngừ tăng đã làm thu hẹp biên lợi nhuận trong ngành.
Giá cá ngừ tăng cao đã gây khó khăn cho các bên tham gia vào chuỗi kinh doanh sushi băng chuyền. Trong khi các chuỗi cửa hàng không thể tăng giá bán bán lẻ các đĩa sashimi và nigiri cỡ nhỏ với giá 100 yên ( tương đương 0,88 USD) vì đang phải cạnh tranh gay gắt.
Với giá cá ngừ mắt to, cá ngừ vây vàng và cá ngừ không béo giá rẻ hơn tăng, những người tiêu dùng đang phải “nghiến răng” khi thưởng thức các món sushi.
Mặc dù mức tăng trưởng chậm đã ảnh hưởng tới ngành kinh doanh nhà hàng của Nhật Bản do mức tăng lương qua các năm thấp, nhưng chuỗi các cửa hàng sushi băng chuyền vẫn ngày càng mở rộng trong hơn một thập kỷ qua nhờ cung cấp các phần cá ngừ, mực và nhím biểm giá rẻ mà theo truyền thống đây là cá món ăn sang trọng tại Nhật Bản.
Lợi nhuận ít hơn có nghĩa là các chuỗi cửa hàng như Sushiro phải từ bỏ các nhà bán buôn tại Nhật Bản bằng cách làm việc trực tiếp với các nhà nuôi các và các nguồn cung khác trên thế giới.
Tuy nhiên, giá cá ngừ trong thời gian gần đây đã gây khó khăn cho ngành này. Một nhà phân tích tại Fuji-Keizai cho biết hầu hết sushi là cá ngừ, do đó gần như không thể cắt giảm lượng cá ngừ tại các nhà hàng nếu muốn giữ chân khách.
Giá trung bình cá ngừ mắt to đông lạnh bán buôn chỉ bằng 1/3 giá cá ngừ vây xanh và do đó từ lâu loài này được dùng để thay thế tại các chuỗi của hàng sushi băng chuyền và các siêu thị đắt tiền. Giá cá ngừ vây vàng, một loài cũng được yêu thích để dùng làm sushi tại các nhà hàng băng truyền, cũng cao hơn.
Theo thống kê của chính quyền Tokyo, giá trung bình cá ngừ mắt to tại chợ cá Tsukiji của Tokyo trong tháng 8 vừa qua ở mức 1.276 yên/kg, tăng gần 1/3 so với cùng kỳ năm trước. Khối lượng cá được giao dịch tại chợ đã giảm khoảng 10% so với cùng kỳ. Giá cá ngừ vây vàng tăng khoảng 22% so với cùng kỳ năm trước.
Do đó, các nhà kinh doanh rất lo ngại nếu xu hướng này kéo dài.
Với tình hình món sushi đang ngày càng được yêu thích trên thế giới, bao gồm cả tại các nước như Trung Quốc, nhu cầu tiêu thụ cá ngừ sẽ tăng lên, điều này sẽ tiếp tục tạo áp lực đối với trữ lượng cá.
Sản xuất cá hồi, một loài khác cũng được ưa thích để làm sushi, đang gặp khó khăn do bị các bệnh ký sinh và tảo độc. Giá cá hồi đã giảm, nhưng biến động về giá loài này cũng đang ảnh hưởng tới lợi nhuận của các nhà hàng.
Các nhà quản trị cho biết các hợp đồng sát nhập giữa các chuỗi sẽ tạo cơ hội cho các công ty thu mua được các nguồn nguyên liệu chất lượng tốt như cá hồi với giá rẻ hơn.