Ecuador đề xuất các biện pháp bảo tồn cá ngừ thay thế

(vasep.com.vn) Ecuador sẽ đề xuất các biện pháp quản lý và bảo tồn thay thế tại cuộc họp sắp tới của Ủy ban Cá ngừ Nhiệt đới Bắc Nam Mỹ (IATTC) vào cuối tháng 7.

IATTC sẽ tổ chức cuộc họp tại Mexico từ ngày 24 – 28/7 tới để thảo luận và có thể áp dụng các biện pháp cải thiện nguồn lợi cá ngừ tại khu vực Đông Thái Bình Dương (ETP).

Năm ngoái, IATTC đã đề xuất áp dụng lệnh cấm “veda” trong 2 tháng, lệnh cấm khai thác kéo dài 1 tháng tại khu vực phí tây đảo Galapagos, hạn ngạch khai thác cá ngừ mắt to bằng câu vàng và hạn ngạch khai thác cá ngừ vây vàng và mắt to cho từng loại tàu.

Tổng hạn ngạch khai thác cũng không phải là giải pháp, vì nó đẩy các chủ tàu tới một cuộc đua khai thác, trong đó mỗi tàu tham gia khai thác đều muốn đánh bắt hầu hết hạn ngạch được đưa ra trong thời gian ngắn nhất có thể.

Nguồn lợi cá ngừ tại Đông Thái Bình Dương đang cạn kiệt

Các đánh giá nguồn lợi mới nhất tại Đông Thái Bình Dương năm 2016 của Tổ chức Phát triển Thủy sản Bền vững (ISSF) đã cho thấy cá ngừ vây vàng và cá ngừ mắt to đang thấp hơn rất nhiều so với mức sản lượng bền vững tối đa trong những năm gần dây.

Tuy nhiên, công suất khai thác của các đội tàu lưới vây tính đến tháng 4/2017 đã tăng 6,7% so với 3 năm trước.

Theo ISSF, việc tăng công suất khai thác liên tục sẽ dẫn đến lạm thác trừ khi IATTC thông qua các biện pháp quản lý giải quyết vấn đề này.

Các biện pháp quản lý hiệu quả rất cần thiết để tái tạo lại nguồn lợi cá ngừ vây vàng tại ETP và đảm bảo tỷ lệ cá ngừ mắt to bị chết khi khai thác ở mức bền vững.

Các biện pháp được đưa ra

Một số biện pháp được thảo luận tại cuộc họp ở Mexico là kéo dài lệnh cấm “veda” và đưa ra giới hạn khai thác tại ETP.

Hiện tại, các công ty khai thác phải thực hiện lệnh cấm veda kéo dài 62 ngày, bắt đầu trong tháng 7 hoặc tháng 12. Lệnh cấm này có thể được kéo dài.

Hoạt động khai thác tại khu vực ETP trong năm 2015 đạt 258.400 tấn, cao hơn so với năm 2014.

Giải pháp bảo tồn cá ngừ được thông qua trong năm 2017 bao gồm hạn ngạch khai thác cá ngừ vây vàng và mắt to cho các tàu lưới vây, và khai thác cá ngừ mắt to cho các tàu câu vào, cũng như hai hình thức cấm đối với ngư trường khai thác cá ngừ vây vàng, cá ngừ vằn và cá ngừ mắt to của các tàu lưới vây.

Đối với cá ngừ vằn, việc gia tăng nỗ lức và sản lượng khai thác, và kích cỡ trung bình của cá bị đánh bắt giảm là mối lo ngại.

Tuy nhiên, những nỗ lực để đánh giá nguồn lợi này đã không thành công.

Chia sẻ:


Bình luận bài viết

Tin cùng chuyên mục