Xuất nhập khẩu

Sau 5 năm triển khai CPTPP, xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam sang Canada vẫn chủ yếu sử dụng MFN, chỉ có 12% kim ngạch sử dụng ưu đãi từ hiệp định này.

Thủy sản được đánh giá là một trong những ngành kinh tế mũi nhọn, giữ vai trò quan trọng trong sự phát triển của nền kinh tế Việt Nam. Tuy nhiên, 9 tháng qua, xuất khẩu thủy sản suy giảm mạnh. Tìm hướng đi để đẩy mạnh xuất khẩu thủy sản trở lại là nội dung của cuộc họp giao ban thương vụ Việt Nam tháng 10, vừa được Bộ Công Thương tổ chức.

(vasep.com.vn) Xuất khẩu thủy sản tháng 10/2023 ước đạt trên 863 triệu USD, giảm nhẹ 5% so với cùng kỳ năm 2022. Tính đến hết tháng 10 năm nay, XK thủy sản thu về gần 7,5 tỷ USD, giảm 20% so với cùng kỳ năm ngoái.

(vasep.com.vn) 9 tháng đầu năm nay, XK thủy sản của Việt Nam đạt 6,6 tỷ USD, giảm 22,6% so với cùng kỳ năm ngoái. XK giảm sâu trong giai đoạn nửa đầu năm (-27%), từ tháng 6, tăng trưởng âm thu hẹp dần, riêng trong tháng 9, doanh số XK chỉ còn thấp hơn 5% so với cùng kỳ.

(vasep.com.vn) Xuất khẩu thủy sản của Việt Nam tháng 9/2023 tiếp tục giảm, do đó tính lũy kế 9 tháng đầu năm kim ngạch XK thủy sản vẫn giảm 23%, đạt 6,6 tỷ USD. So với cùng kỳ năm 2022, XK các nhóm sản phẩm của Việt Nam đều đang thấp hơn.

So với năm 2022, doanh số bán thủy sản của Việt Nam liên tục giảm. Nguyên nhân xuất phát từ nhu cầu tiêu thụ thấp. Tuy nhiên, đến thời điểm hiện tại, mức giảm này có phần chậm lại, đặc biệt sắp bước vào giai đoạn cuối năm, lễ tết.

Tháng 8/2023, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang Australia có dấu hiệu phục hồi khi tăng 13,4% so với tháng trước và tăng 3,04% so với tháng 8/2022.

(vasep.com.vn) Tháng 9/2023, XK thủy sản của Việt Nam ước đạt 862 triệu USD, tương đương cùng kỳ năm 2022. Lũy kế tới hết quý III/2023, XK thủy sản đạt trên 6,6 tỷ USD, giảm 22% so với cùng kỳ.

Theo VASEP,  từ năm 2013 (thời điể Việt Nam - Mỹ xác lập quan hệ đối tác chiến lược toàn diện) đến nay, xuất khẩu thủy sản sang Mỹ đều có doanh số tăng đột phá, với kim ngạch đạt kỉ lục 2,15 tỷ USD trong năm 2022, tăng 80% so với 10 năm trước. Đặc biệt, sau chuyến thăm cấp nhà nước tới Việt Nam của Tổng thống Mỹ Joe Biden, hợp tác kinh tế thương mại, trong đó có thương mại thủy sản của hai quốc gia kỳ vọng sẽ có các bước đột phá mạnh và bền vững hơn

Cùng với bối cảnh vĩ mô tiêu cực, việc khó khăn trong tìm kiếm đơn hàng, tồn kho, thiếu vốn..., là những vấn đề thách thức các doanh nghiệp thủy sản, nhất là nhóm hoạt động xuất khẩu.

Các chuyên gia kinh tế kỳ vọng những tháng cuối năm nay, kinh tế Việt Nam sẽ dần hồi phục bởi có xu hướng kinh tế tháng sau tốt hơn tháng trước, quý sau tích cực hơn quý trước. Phóng viên báo Tin tức đã có cuộc trao đổi với bà Nguyễn Thị Hương, Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê xung quanh vấn đề này.

Với việc Việt Nam và Mỹ chính thức nâng cấp quan hệ lên Đối tác chiến lược toàn diện, một chương mới đã được mở ra cho không chỉ trong lĩnh vực ngoại giao giữa hai nước, mà còn cả với lĩnh vực nông nghiệp của nước ta. Bên cạnh việc ngành chăn nuôi Việt Nam có thể tiếp cận với nguồn cung nguyên liệu thô từ Mỹ, xuất khẩu thủy sản của nước ta dự kiến cũng sẽ củng cố được vị thế của mình tại thị trường này.

Ngay đầu phiên sáng 20/9, dòng tiền đã chảy mạnh vào nhóm cổ phiếu liên quan xuất khẩu, nhất là bộ đôi dệt may và thủy sản.

Investing.com – Nhập khẩu thủy sản của Trung Quốc từ Nhật Bản đã giảm hơn 2/3 trong tháng 8 sau khi Bắc Kinh đưa ra lệnh cấm đối với các sản phẩm hải sản từ Nhật Bản, theo dữ liệu hải quan được công bố vào thứ Hai.

(vasep.com.vn) Tháng 8/2023, XK thủy sản sang nhiều thị trường đều đạt mức đỉnh kể từ đầu năm. Kết quả đó là tín hiệu cho thấy thủy sản XK đang trở lại đường đua và sẽ dần tăng tốc trong những tháng cuối năm.