Tổng hợp tin thủy sản, tuần từ ngày 21-25/2/2022

Lạm phát làm giảm doanh số bán lẻ thủy sản của Mỹ trong tháng 1/2022; Brazil xuất khẩu trên 8,5 nghìn tấn cá rô phi năm 2021; Tháng 1/2022: Xuất khẩu mực chế biến tăng mạnh nhất; Nhu cầu cá tra xuất khẩu tăng mạnh, giá cá nguyên liệu lên đến 30.000 đồng/kg; Xuất khẩu cá ngừ Việt Nam tăng tốc ngay từ đầu năm; Giá cá minh thái có thể tăng mạnh khi nguồn cung giảm và nhu cầu cao
Tổng hợp tin thủy sản tuần từ 212522022
Sản phẩm mực sashimi của Công ty CP Hải Việt

Lạm phát làm giảm doanh số bán lẻ thủy sản của Mỹ trong tháng 1/2022. Lạm phát và các vấn đề chuỗi cung ứng đã làm giảm doanh số bán thủy sản trong tháng Giêng, với doanh thu từ thủy sản tươi sống giảm 7,3% xuống 666 triệu USD (589 triệu EUR). Doanh số bán thủy sản đông lạnh chỉ giảm 1% trong tháng, xuống 737 triệu USD (652 triệu EUR), nhưng vẫn là mặt hàng bán chạy nhất trong danh mục protein động vật đông lạnh.

Brazil xuất khẩu trên 8,5 nghìn tấn cá rô phi năm 2021. Xuất khẩu các sản phẩm thủy sản nuôi trồng của Brazil năm 2021 đạt 9.900 tấn, trị giá 20,8 triệu USD, tăng 49% so với và 78% về giá trị so với năm 2020. Riêng XK cá rô phi đạt 8.529 tấn trị giá 18,3 triệu USD, tăng mạnh nhờ XK cá rô phi nguyên con đông lạnh.

Tháng 1/2022: Xuất khẩu mực chế biến tăng mạnh nhất.  Xuất khẩu mực, bạch tuộc của Việt Nam trong tháng đầu tiên của năm 2022 đạt 63,3 triệu USD, tăng 45% so với cùng kỳ năm 2021. Hàn Quốc là thị trường NK mực, bạch tuộc lớn nhất của Việt Nam, chiếm 33% tổng giá trị XK. Tháng 1/2022, XK mực, bạch tuộc sang thị trường này đạt trên 28 triệu USD, tăng 18% so với cùng kỳ năm ngoái. Nhật Bản đứng thứ hai, chiếm tỷ trọng 23%, NK 14,2 triệu USD mực, bạch tuộc từ Việt Nam trong tháng đầu tiên của năm nay, tăng 55%.

Nhu cầu cá tra xuất khẩu tăng mạnh, giá cá nguyên liệu lên đến 30.000 đồng/kg. Lý giải nguyên nhân khiến giá cá tra nguyên liệu được đẩy lên cao, ông Quốc cho rằng, sau hai năm bị tác động bởi dịch Covid-19 khiến khu vực nuôi thua lỗ rất nhiều, dẫn đến một số đã nghỉ, trong khi số còn lại cũng không phát triển được, cho nên lượng cá nguyên liệu cung cấp cho thị trường không nhiều. Trong khi đó, nhu cầu của thị trường, nhất là ở thị trường Mỹ, cá loại dưới 1 kg/con, doanh nghiệp thu mua và xuất khẩu có giá rất cao.

Vĩnh Hoàn (VHC): Doanh thu xuất khẩu tháng 1 tăng 23% lên 777 tỷ đồng, kỳ vọng một năm 2022 tiếp đà tăng trưởng. Trong đó, sản phẩm chủ lực là cá tra phile tăng 11%, đạt 489 tỷ đồng và chiếm hơn nửa tổng doanh thu tháng. Tăng mạnh nhất là tạp phẩm (miscellanous) với 234%, từ 21 tỷ lên 71 tỷ đồng. Tăng phi mã còn có sản phẩm khác (Value-added products) với 112% lên 16 tỷ đồng. Hai sản phẩm còn lại cũng lần lượt tăng 28% và 19% so với cùng kỳ năm 2021.

HUNGCA Co.,Ltd: Đơn hàng nhiều, không kịp giao cho khách. Công ty có 4 nhà máy chế biến thủy sản đông lạnh với công suất chế biến 600 - 1.200 tấn cá nguyên liệu/ngày, 2 nhà máy chế biến thức ăn thủy sản với công suất 1.600 tấn thành phẩm/ngày, 1 nhà máy chế biến bột cá, dầu cá công suất 600 tấn phụ phẩm/ngày và vùng nuôi cá tra của công ty và liên kết hộ nuôi trong tỉnh hơn 750ha. Công ty tạo việc làm ổn định cho trên 6.500 lao động tại địa phương.

Thủy Sản Ngô Quyền chào bán riêng lẻ tăng vốn gấp 5,4 lần. HĐQT Thủy Sản Ngô Quyền (UPCoM: NGC) thông qua phương án chào bán riêng lẻ 10,3 triệu cổ phiếu cho dưới 100 nhà đầu tư. Tỷ lệ số cổ phiếu đăng ký chào bàn trên tổng số cổ phiếu đang lưu hành là 447,85%. Vốn điều lệ có thể tăng từ gần 23 tỷ lên 126 tỷ đồng. 

Xuất khẩu cá ngừ Việt Nam tăng tốc ngay từ đầu năm. Kim ngạch xuất khẩu cá ngừ tháng 1/2022 đạt gần 88 triệu USD, tăng 0,5% so với tháng 12/2021 và tăng 108% so với cùng kỳ năm 2021. Đáng chú ý trong tháng đầu năm 2022, XK thịt/philê cá ngừ đông lạnh mã HS0304 và cá ngừ chế biến khác mã HS16 (chủ yếu là loin cá ngừ hấp đông lạnh) sang các thị trường tăng cao ở mức 3 con số trong tháng 1/2022, lần lượt là 172% và 278% so với cùng kỳ.

Doanh thu thủy sản đông lạnh tăng mạnh ở thị trường Bắc Mỹ.  Thủy sản đông lạnh đang ngày càng trở thành động lực thúc đẩy doanh thu của siêu thị. Thị trường thủy sản đông lạnh Bắc Mỹ đạt tổng giá trị 13,4 tỷ USD vào năm 2020 và dự báo sẽ đạt 16,1 tỷ USD vào năm 2026.

Thái Lan giảm nhập khẩu cá ngừ vằn trong năm 2021. Lượng cá ngừ vằn nguyên con đông lạnh NK vào Thái Lan năm 2021 đạt 503.501 tấn, giảm 4% so với năm 2020. Tuy nhiên so với năm 2019, con số này tăng 5% và thấp hơn so với năm 2018. Giá trung bình cá ngừ vằn hàng năm tăng 3%, đạt 1.360 USD/tấn.

Cá minh thái của Nga lại được xuất khẩu sang Trung Quốc, sau khi thiệt hại 400 triệu USD. Các cảng Đại Liên và Thanh Đảo của Trung Quốc đã dỡ bỏ các hạn chế áp đặt trước đây đối với thủy sản số lượng lớn nhập khẩu từ Nga. Vào giữa tháng 1, tàu thủy Nga đầu tiên đến Trung Quốc kể từ khi lệnh cấm được dỡ bỏ đã đến cảng Đại Liên và bốc dỡ 7.000 tấn cá (MT), đã được thông quan thành công qua Hải quan Trung Quốc.

Giá cá minh thái có thể tăng mạnh khi nguồn cung giảm và nhu cầu cao. Tổng sản lượng khai thác cá minh thái sẽ giảm từ 3,49 triệu tấn (tấn) xuống 3,22 triệu tấn vào năm 2022. Giá philê IQF từ 4 đến 6 ounce đã rất ổn định trong vài năm,  ở mức 1,40 USD (1,24 EUR) từ tháng 3/2014 đến cuối năm 2018, khi chúng bắt đầu tăng chậm. Giá của cùng một sản phẩm đó đã tăng gần gấp đôi lên 2,70 USD (2,39 EUR) vào cuối năm 2021.

Nga-Hàn thống nhất áp dụng giấy chứng nhận điện tử xuất xứ thuỷ sản khai thác. Theo các thỏa thuận, Cơ quan Liên bang về Thủy sản sẽ cập nhật mẫu giấy chứng nhận và hiện đại hóa các nguồn thông tin điện tử của mình để xác minh tính hợp pháp của nguồn gốc các sản phẩm đánh bắt của Nga nhập khẩu vào Hàn Quốc. Khi cấp chứng chỉ điện tử về tính hợp pháp của việc đánh bắt một mẫu mới, chữ ký số điện tử sẽ được sử dụng và để tự động hóa việc xác minh và bảo vệ chống giả mạo, tài liệu sẽ được bổ sung mã QR. Việc triển khai kỹ thuật phiên bản mới của chứng chỉ điện tử sẽ do Trung tâm Quan trắc và Truyền thông nghề cá thực hiện.

Mỹ nối lại thương mại nhuyễn thể với EU sau lệnh cấm 10 năm. Thỏa thuận mới sẽ cho phép các nhà sản xuất ở các bang Massachusetts và Washington của Hoa Kỳ XK động vật thân mềm đến EU và sẽ cho phép các nhà sản xuất ở Tây Ban Nha và Hà Lan gửi sản phẩm đến Hoa Kỳ.

Chia sẻ:


Bình luận bài viết

Tin liên quan
Tin cùng chuyên mục