Chiến sự ở Ukraine ảnh hưởng như thế nào đến thương mại quốc tế và các nền kinh tế mới nổi

Ảnh hưởng của chiến sự ở Ukraine có thể nhận thấy trên khắp thế giới, đặc biệt với chính bản thân người dân của đất nước. Nó đã phá vỡ chuỗi cung ứng và dẫn đến một sự gia tăng về giá cả, lạm phát cùng với những hệ quả khác. Bài viết này sẽ tập trung vào những tác động đó.

Chiến sự ở Ukraine ảnh hưởng như thế nào đến thương mại quốc tế và các nền kinh tế mới nổi

Chiến sự ở Ukraine và các lệnh trừng phạt do Nga và Belarus áp đặt đã có ảnh hưởng rất lớn đến đến thương mại quốc tế của chính bản thân các nước này và các quốc gia trong chuỗi. Các tác động này bao gồm sự thiếu hụt lương thực, nguyên liệu thô, những bộ phận của tuyến đường thương mại đã bị huỷ bỏ, sự chuyển dịch nhu cầu đến giá cả gia tăng.

Sự gia tăng lạm phát

Từ góc độ thương mại, hậu quả lớn nhất cuộc chiến mang lại là sự gia tăng giá cả hàng hoá. Có ba loại hàng hoá chính mà chiến tranh đã tác động đến: năng lượng, nông nghiệp, và kim loại. Điều này gây nên mức lạm phát cao hơn trên toàn thế giới, kéo theo sự dịch chuyển trong nhu cầu, khi khách hàng không còn sẵn sàng và không còn khả năng chi trả cho những thứ họ thường mua sắm.

Sự gián đoạn vận tải quốc tế

Cước phí vận tải đã tăng cao kỉ lục trong giai đoạn dịch bệnh COVID-19. Việc giá chất đốt tăng đang gây ra lạm phát và có thể kéo giá cước vận tải quốc tế tăng theo. Bên cạnh đó, lệnh trừng phạt áp đặt chống lại Nga và sự lo ngại về vấn đề an ninh đã ảnh hưởng đến vận tải đường biển, hàng không qua Ukraine và Nga. Việc định tuyến lại những kết nối này rất đắt đỏ thêm với có ít tuyến đường thương mại trên Biển Đen hơn đồng nghĩa ngay cả các quốc gia không bị các hạn chế thương mại cũng có thể gặp khó khăn khi nhập khẩu từ khu vực.

Vấn đề an ninh lương thực của các nền kinh tế mới nổi

Ukraine và Nga nằm trong top những nền cung cấp hàng hoá nông nghiệp chủ yếu của thế giới về cây lương thực và dầu hoả. Hai quốc gia này cung cấp hơn 30% lúa mì, 32% lúa mạch, 17% ngô và hơn 50% dầu hướng dương, hạt và bữa ăn của toàn thế giới. Nhiều nền kinh tế mới nổi hoặc dễ bị tổn thương phụ thuộc vào những nguồn cung cấp này để đảm bảo an ninh lương thực, đặc biệt với khu vực Trung Đông và Châu Phi. Các quốc gia như Benin, Ai Cập và Sudan nhập khẩu hầu như lúa mì từ Ukraine và Nga, và có rất ít sự lựa chọn để thay thế cho những quốc gia này.

Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hợp Quốc (FAO) trong bài báo cáo của mình đã ước tính rằng 20-30% diện tích Ukraine sử dụng để nuôi trồng ngũ cốc mùa đông, ngô và hạt hướng dương sẽ không được sử dụng và thu hoạch trong mùa vụ 2022-2023. Sản lượng của những cây trồng này nhiều khả năng cũng sẽ giảm sút, cùng với sự gián đoạn của công đoạn chế biến và vận chuyển. Nguồn cung cây trồng giảm tiếp tục làm tăng giá và sự cạnh tranh của các nguồn thay thế. Trong một thị trường khó khăn như vậy, các nước đang phát triển có thể gặp khó khăn trong việc cạnh tranh nguồn cung với các nước phát triển. Indonesia đã cấm xuất khẩu dầu cọ để giảm tình trạng thiếu dầu ăn trong nước, tăng giá và sẽ dỡ bỏ lệnh cấm khi giá giảm xuống dưới 14.000 rupia (0,92 €)/lít.

Nga cũng là nước xuất khẩu phân đạm và kali hàng đầu, nhiều nền kinh tế mới nổi dựa vào nguồn cung phân bón này để tạo ra sản lượng. Sự gián đoạn của thị trường này có thể ảnh hưởng đến sản xuất lương thực của họ cho tiêu dùng trong nước và xuất khẩu.

Sự gia tăng cạnh tranh đáng kể cho các nhà xuất khẩu

Bên cạnh những tác động của nó lên hoạt động nhập khẩu, cuộc chiến cũng gây khó khăn cho tình trạng xuất khẩu đến Ukraine và Nga. Trở ngại trong việc tiếp cận các thị trường này là một vấn đề cấp bách đối với hàng hóa dễ hư hỏng như trái cây tươi và rau quả. Một số sản phẩm mà các nhà xuất khẩu không thể vận chuyển đến Ukraine và Nga có thể được phân phối lại cho các thị trường (Châu Âu) khác. Tuy nhiên, các nhà xuất khẩu có thể không tránh khỏi tình trạng nguồn cung vượt quá lượng cầu. Việc tái phân phối cũng gây ra sự gia tăng cạnh tranh và giảm giá thành sản phẩm. Đồng thời, giá năng lượng và phân bón tăng đang khiến chi phí sản xuất tăng cao, tạo ra một thách thức không nhỏ cho các nhà xuất khẩu.

Mỹ Hạnh (Theo CBI)

Chia sẻ:


Bình luận bài viết

Tin cùng chuyên mục