Sản xuất

Chỉ với 9 tháng đầu năm 2018, GDP nông, lâm nghiệp và thủy sản đã tăng 3,65%. Đây là mức tăng cao kỷ lục sau gần chục năm qua. Nó cho thấy nỗ lực cơ cấu lại ngành nông nghiệp những năm qua đã bắt đầu thu được “trái ngọt” đầu tiên.

Nhiều địa phương đã xác định đúng tiềm năng lợi thế, biến nguy cơ rủi ro từ biến đổi khí hậu thành cơ hội phát triển.

Ngày 10/11, tại trụ sở Hiệp hội nông nghiệp sạch tỉnh Nam Định, Sở NN-PTNT tỉnh tổ chức chương trình xúc tiến thương mại và khai trương Trung tâm giới thiệu sản phẩm nông nghiệp sạch. Tại đây, trưng bày nhiều sản phẩm nông nghiệp tiêu biểu của Nam Định và 19 tỉnh, thành phố phía bắc.

Tại diễn đàn, các đại biểu được giới thiệu về thành tựu, kết quả nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ thủy sản của các đơn vị chuyên ngành như: Viện Nghiên cứu NTTS II, Viện Nghiên cứu Hải sản, Đại học Cần Thơ...

Ngày 2/11, tại Hà Nội, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), Hội đồng doanh nghiệp vì sự phát triển bền vững Việt Nam phối hợp với Quỹ Quốc tế Bảo vệ thiên nhiên tại Việt Nam (WWF-Vietnam) tổ chức “Hội thảo chia sẻ các giải pháp năng lượng bền vững trong ngành chế biến gỗ và thủy hải sản ở Việt Nam”.

Đồng Tháp tăng cường hợp tác và xúc tiến đầu tư phát triển nông nghiệp với các quốc gia có nền sản xuất nông nghiệp tiên tiến, trong đó Nhật Bản là một trong những đối tác mà địa phương này hướng tới.

Với những tính năng hữu ích cho cả cơ quan quản lý lẫn ngư dân, phần mềm Quản lý tàu thuyền của VNPT sẽ trở thành công cụ đắc lực giúp ngành Thủy sản Việt Nam cải thiện công tác quản lý, khắc phục được thẻ vàng của Ủy ban châu Âu.

Vừa qua, Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh đã tổ chức hội nghị công bố các nhóm sản phẩm chủ lực của ngành công nghiệp, nông nghiệp thành phố. Trong đó, đối với Ngành nông nghiệp, lĩnh vực thủy sản (tôm nước lợ và cá cảnh) được xác định là nhóm sản phẩm có tiềm năng.

Đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng Thủ đô về thực phẩm sạch, đầu năm 2018, Trung tâm Khuyến nông Hà Nội (Sở NN&PTNT) triển khai mô hình “Nuôi cá chép ứng dụng công nghệ sông trong ao”. Đây là hướng đi mới trong nuôi trồng thủy sản, giúp người dân giảm nhân công lao động, nâng cao thu nhập, tạo ra thực phẩm sạch và góp phần cải thiện môi trường.

3 tháng cuối năm luôn là thời điểm các thị trường lớn như Hoa Kỳ, châu Âu, Trung Quốc, Nhật Bản… tăng nhập khẩu các mặt hàng thủy sản. Đó cũng chính là thời điểm DN Việt Nam chạy nước rút về đích. Dự báo toàn ngành thủy sản sẽ cán mốc hơn 9 tỷ USD theo kế hoạch đề ra từ đầu năm.

Nhiều giải pháp ứng dụng, phát triển các sản phẩm sinh học phục vụ ngành tôm nói riêng và thủy sản nói chung sẽ được triển khai trên diện rộng.

Trên những con tàu đánh bắt khơi xa, trong những nhà máy chế biến thực phẩm biển đang thiếu nghiêm trọng nguồn nhân lực được đào tạo, có chất lượng cao. Trong khi đó, rất nhiều sinh viên, học sinh ra trường không tìm được việc làm. Vậy làm thế nào để thu hút người lao động có tay nghề đến với biển?

Người Nhật khá ưa chuộng hàng hóa thực phẩm nguồn gốc từ Việt Nam nhất là thực phẩm khô hoặc gia vị.

Với diện tích nuôi trồng thủy sản hơn 138.900ha, Bạc Liêu được coi là địa phương giàu tiềm năng, thế mạnh cho phát triển nghề nuôi trồng.Hiện Bạc Liêu đang tập trung phát triển thế mạnh này và đưa nghề nuôi trồng thủy sản trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, đặc biệt là nhân rộng các mô hình nuôi tôm thâm canh và siêu thâm canh.

Tại Hội thảo công bố Báo cáo về tăng cường tính chống chịu của hệ thống nông nghiệp, thực phẩm trước các tác động của El Nino tại Việt Nam do Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NN&PTNT) phối hợp với Ngân hàng Thế giới (WB) tổ chức ngày 26/10 tại Hà Nội, đại diện nhóm nghiên cứu của WB cho biết, Việt Nam là quốc gia chịu tác động của biến đổi khí hậu và các hiện tượng thời tiết cực đoan.