Cần hành động khẩn trương về việc phục hồi nguồn lợi cá ngừ vây vàng trong năm 2021

(vasep.com.vn) Theo Tổ chức Nghề câu tay quốc tế (IPNLF), các thành viên của Ủy ban cá ngừ Ấn Độ Dương (IOTC) cần hành động khẩn trương trước và trong phiên họp đặc biệt đã được lên kế hoạch trong tháng 3/2021 để thảo thuận việc phục hồi nguồn lợi cá ngừ vây vàng Ấn Độ Dương đang bị đánh bắt quá mức.

Cần hành động khẩn trương về việc phục hồi nguồn lợi cá ngừ vây vàng trong năm 2021

Ấn Độ Dương là một trong những khu vực khai thác quan trọng nhất về mặt kinh tế trên toàn cầu, chiếm tới 20% sản lượng cá ngừ toàn cầu. Tuy nhiên, những lo ngại về tính bền vững của trữ lượng cá ngừ ở Ấn Độ Dương trong dài hạn đã tăng lên đặc biệt là nguồn lợi cá ngừ vây vàng, nghề cá được phân loại ở mức bị khai thác quá mức kể từ năm 2015 và nằm trong kế hoạch phục hồi nguồn lợi từ năm 2016.

Việc thực hiện không hiệu quả, không tuân thủ các biện pháp hiện có của một số quốc gia, quản lý không hiệu quả các thiết bị tập hợp cá (FADs) đã dẫn đến việc gia tăng tỷ lệ tử vong của cá ngừ vây vàng chưa trưởng thành. Ngoài ra nhiều ưu đãi, hỗ trợ đội tàu cũng góp phần dẫn đến khai thác quá mức. Do đó, nguồn lợi luôn bị khai thác quá mức và đến nay vẫn không có dấu hiệu phục hồi, IPNFL cho biết.

Trong cuộc họp trực tuyến được tổ chức từ ngày 2-6/11/2020, đã không có biện pháp quản lý và bảo tồn (CMM) mới nào được Ủy ban thảo luận hoặc thông qua “bất chấp sự cấp bách phải phục hồi nguồn lợi cá ngừ vây vàng bằng cách thực hiện các biện pháp quản lý hiệu quả”.

IPNLF là một trong nhóm các bên liên quan thúc giục IOTC lên lịch cho một phiên họp đặc biệt vào đầu năm 2021 để thảo luận về "tình trạng đáng lo ngại của cá ngừ vây vàng Ấn Độ Dương" và nhu cầu quản lý hiệu quả hơn. Phiên họp này được dự kiến sẽ diễn ra từ ngày 8-12/3/2021.

“Khả năng tồn tại lâu dài của nghề cá cá ngừ trong khu vực đang gặp rủi ro. Những biện pháp quản lý không hiệu quả sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến nghề khai thác cá ngừ quy mô nhỏ, đặc biệt là ngư dân ở các quốc gia ven biển đang phát triển”, Giám đốc Khoa học của IPNLF cho biết. Tất cả chúng ta đều có nhiệm vụ đảm bảo rằng các biện pháp quản lý hiệu quả được thông qua tại phiên họp đặc biệt vào tháng 3/2021. IPNLF sẽ tiếp tục làm việc với các đối tác của mình trong khu vực, ở cả cấp Chính phủ và các tổ chức xã hội dân sự, cũng như với các đối tác quan trọng trên thị trường để đạt được mục tiêu này.

IPNLF thừa nhận khó khăn đối với các nhiệm vụ sắp tới

“Nhận thấy khó khăn trong việc đạt được thỏa thuận về cách quản lý trữ lượng cá ngừ trong khu vực Ấn Độ Dương, ngay cả khi không phải đối mặt với sự gián đoạn nghiêm trọng do đại dịch gây ra, IPNLF kêu gọi các thành viên IOTC xem xét các giải pháp tiềm năng trước cuộc họp vào tháng 3/2021, nhấn mạnh rằng bất kỳ sự chậm trễ nào nữa trong việc thực hiện các biện pháp quản lý không nên xảy ra. Việc trữ lượng tiếp tục suy giảm sẽ không chỉ mâu thuẫn với cách tiếp cận hợp tác và bao trùm được quy định trong Công ước Luật biển của Liên hợp Quốc (UNCLOS), mà còn tác động nghiêm trọng nhất đến các cộng đồng ven biển sống dựa vào các nguồn tài nguyên này cho sinh kế và an ninh lương thực".

IOTC cho biết Ủy ban này có kế hoạch áp dụng phương pháp phòng ngừa để quản lý cá ngừ nhiệt đới ở Ấn Độ Dương với việc thông qua Nghị quyết 12/01. Ủy ban cho biết: “Các quốc gia sẽ thận trọng hơn khi thông tin không chắc chắn, không đáng tin cậy hoặc không đầy đủ và việc thiếu thông tin khoa học đầy đủ sẽ không được sử dụng như một lý do để trì hoãn thực hiện các biện pháp bảo tồn và quản lý.

(Theo seafoodsource)

Chia sẻ:


Bình luận bài viết

Tin cùng chuyên mục