Indonesia tăng khả năng cạnh tranh của ngành cá ngừ

(vasep.com.vn) Vùng biển Indonesia bao gồm 11 Khu vực quản lý nghề cá của Cộng hòa Indonesia (WPPNRI), với tiềm năng về nguồn lợi thủy sản đa dạng tùy theo đặc điểm của từng khu vực.

Chú thích ảnh

Ví dụ, WPPNRI 714 bao gồm Vịnh Tolo và Biển Banda và WPPNRI 715 bao gồm các vùng nước của Vịnh Tomini, Biển Maluku, Biển Halmahera, Biển Seram và Vịnh Berau, đang dẫn đầu về sản lượng khai thác cá ngừ, đạt 11.090 tấn từ tiềm năng khoảng 13 nghìn tấn/năm.

Với dữ liệu sản lượng đánh bắt chỉ từ một khu vực, Indonesia có tiềm năng trở thành quốc gia dẫn đầu trên thị trường thủy sản quốc gia và toàn cầu trong khi vẫn ưu tiên tính bền vững môi trường trong quá trình khai thác.

Điều này phù hợp với chính sách của Bộ Hàng hải và Thủy sản Indonesia (KKP), cụ thể là ưu tiên nền kinh tế xanh bao gồm mở rộng các khu bảo tồn biển, đánh bắt có thể đo lường dựa trên hạn ngạch, phát triển nuôi trồng thủy sản bền vững trong môi trường biển, nghề cá ven biển và nội địa.

Ngoài ra còn có chính sách giám sát, kiểm soát các khu vực ven biển, đảo nhỏ cũng như xử lý rác thải nhựa trên biển thông qua phong trào tham gia của ngư dân hay còn gọi là Phong trào toàn quốc vì Tháng Yêu Biển.

Đo lường tiềm năng cá ngừ

Cá ngừ được săn đón bởi những người yêu thích ẩm thực Nhật Bản vốn đã quen với hải sản tươi sống hoặc sashimi.

Tiềm năng kinh tế của loài cá này cũng rất hứa hẹn. Năm 2022, Indonesia có thể sản xuất 301.799 tấn cá ngừ, với giá trị hơn 679 triệu USD. Với thành tích này, việc tiêu thụ và sử dụng cá ngừ trong nước cần được đẩy mạnh hơn nữa.

Các loài cá thuộc họ cá ngừ như cá ngừ vằn và cá thu ngừ, một loại cá thường được người dân Indonesia tiêu thụ. Những loài này không chỉ tiêu thụ trong nước, mà cá ngừ của Indonesia còn được XK sang các thị trường nước ngoài như Mỹ, Nhật Bản, Thái Lan, Ả Rập Saudi, Liên minh châu Âu, Australia, Việt Nam, Anh, Philippines. Bộ trưởng Bộ Hàng hải và Thủy sản Indonesia tuyên bố rằng sản lượng cá ngừ nước này là lớn nhất thế giới, đóng góp 15% cho thị trường toàn cầu.

Trong khi đó, Bộ cũng ghi nhận xuất khẩu cá ngừ sang Trung Quốc năm 2023 tăng cao về khối lượng, đạt 518,4% so với năm 2022.

Xuất khẩu cá ngừ của Indonesia năm 2023 đạt 3.391 tấn, trong khi các sản phẩm XK sang Trung Quốc bao gồm dạng nguyên con đông lạnh chiếm 80,47% tổng kim ngạch XK, tiếp theo là thịt cá ngừ cắt miếng (phile) không xương đông lạnh chiếm 18,36% và dạng tươi hoặc ướp lạnh ở mức 1,17%.

Ngoài Trung Quốc, Indonesia đang nỗ lực tiếp cận thị trường rộng lớn hơn ở khu vực Đông Á. Nước này  cũng đang cố gắng thâm nhập thị trường Nhật Bản bằng việc đàm phán mức thuế XK sang thị trường này từ 9,6% xuống 0% đối với mặt hàng cá ngừ, với các loại sản phẩm chế biến từ cá ngừ như cá ngừ đóng hộp và cá ngừ vằn cũng như 02 mức thuế đối với sản phẩm cá ngừ vằn (katsuobushi) chế biến mã HS 1604.1-091 và cá ngừ khác mã HS 1604.14-099.

Thỏa thuận giảm thuế XK dự kiến có hiệu lực trong năm nay sẽ giúp Indonesia thúc đẩy XK cá ngừ sang thị trường Nhật Bản.

Trong khi đó, XK cá ngừ sang châu Âu của Indonesia đạt 101 triệu USD, tăng 15,64% so với năm 2022. Các sản phẩm XK chủ yếu là thịt cá ngừ cắt miếng không xương (phi lê) chiếm 85%; cá ngừ đóng hộp là 7,68%;

Giới thiệu cá ngừ Indonesia với thế giới

Trong năm 2024, Bộ Hàng hải và Thủy sản Indonesia cũng đang tập trung về phía hạ lưu thông qua Cục Tăng cường năng lực cạnh tranh hải sản và thủy sản ( PDSPKP) trong chương trình “Tuyên bố cá ngừ của Indonesia năm 2024” nhằm tăng cường khả năng cạnh tranh của mặt hàng cá ngừ trên thị trường thế giới và trong nước.

Việc tuyên bố là một hình thức cam kết lớn nhằm tăng cường khả năng cạnh tranh của mặt hàng này. Bộ đã chuẩn bị một số chương trình để tiếp nối tuyên bố, bao gồm chợ cá ngừ và tham gia trưng bày các sản phẩm thủy sản của Indonesia tại triển lãm Thủy sản Bắc Mỹ (SENA) 2024 tại Boston, Mỹ vào tháng 3 vừa qua.

Bộ KKP cũng sẽ tham gia tổ chức Ngày cá ngừ vào ngày 6/5/2024 tại Surabaya với sự phối hợp của Hiệp hội Nhà hàng và Khách sạn Indonesia (PHRI), Hiệp hội nghề cá ngừ; Chiến dịch trò chuyện về cá ngừ ở Bitung; Chiến dịch cá ngừ với hệ thống bán lẻ hiện đại cũng như thực hiện các hoạt động Ngày Cá Quốc gia với chủ đề cá ngừ.

Bộ KKP, đơn vị hỗ trợ các sản phẩm thủy sản của Indonesia tại sự kiện SENA 2024 ở Boston, cũng ghi nhận giá trị thương mại tiềm năng là 58,47 triệu USD, trong khi mặt hàng cá ngừ có thể tạo ra giá trị giao dịch là 29,50 triệu USD, tương đương 50,45% tổng giao dịch tiềm năng.

Đẩy mạnh sản xuất

Cho đến nay, Indonesia có thể sản xuất cá ngừ bằng cách đánh bắt chứ không phải thông qua nuôi trồng. Do đó, Bộ KKP đang tìm mọi cách để tăng sản lượng cá ngừ có giá trị cao này nhằm đẩy mạnh tăng trưởng kinh tế quốc gia.

Đầu năm 2024, Bộ trưởng KKP đã bay tới Thổ Nhĩ Kỳ để nghiên cứu công nghệ nuôi cá ngừ nhằm tăng năng suất cá ngừ và duy trì tính bền vững.

Bộ cjo biết cá ngừ nuôi ở biển Izmir, Thổ Nhĩ Kỳ, là cá ngừ vây xanh Đại Tây Dương. Cá ngừ ở khu vực này có nguồn gốc từ việc đánh bắt cá ngừ con từ tự nhiên rồi được thả dần vào lồng nuôi khoảng 5 đến 6 tháng trong các lồng có kích thước 50-60 mét, độ sâu 18 mét.

Kế hoạch phát triển nuôi trồng là một bước đi cụ thể để chính phủ Indonesia xóa bỏ nạn đánh bắt trái bất hợp pháp, không khai báo và không theo quy định (IUU) ở nước này. Các khu vực như vùng biển Kupang và Morotai được coi là lý tưởng để triển khai hệ thống nuôi này.

Chia sẻ:


Nguyễn Hà
Chuyên gia thị trường Cá ngừ
Email: vanha@vasep.com.vn
Điện thoại 024. 37715055 - ext. 216

Bình luận bài viết

Tin cùng chuyên mục